Tình trạng nghèo theo số lượng và trình độ của những lao động

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 65)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.9. Tình trạng nghèo theo số lượng và trình độ của những lao động

Đối với nhiều hộ tiền gửi của những lao động di cư là nguồn thu nhập rất quan trọng của gia đình. “Tiền gửi của lao động di cư chiếm từ 4% đến 11% tổng thu nhập tùy theo từng vùng”.”Riêng vùng đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ này là 10% tổng thu nhập của các hộ”.”Tiền gửi của lao động di cư đã làm thay đổi tình trạng nghèo của nhiều hộ gia đình. Tác động của tiền gửi là đặc biệt quan

trọng đối với việc giảm nghèo ở một số vùng”19. Vùng Gò Công đặc biệt gần các trung tâm kinh tế, chính trị lớn của Miền Nam và Việt Nam như Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ… nên rất nhiều lao động đã di cư đến các địa phương này để làm ăn, sinh sống. Và lượng tiền họ gửi về là nguồn thu nhập đáng kể, thậm chí là nguồn thu nhập chính đối với nhiều hộ. Ở Gò Công rất nhiều hộ gia đình xem việc đi làm ăn ở các trung tâm kinh tế lân cận là phương kế sinh nhai, một con đường chủ yếu để thoát nghèo. Theo tính toán từ mẫu điều tra thực tế ở vùng Gò Công số tiền của những lao động di cư gửi về chiếm 22,34% tổng số chi tiêu.

Bảng 3.15: Số tiền lao động di cư gửi về phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu theo đầu người Nghèo Khá

nghèo

Trung bình

Khá giàu Giàu Chung Số lđ di cư trung bình

(người/tháng) 0.41 1.45 2.09 1.91 2.00 1.21

Trình độ trung bình của lao

động di cư Cấp 1 cấp 2 cao đẳng TC hoặc Đại học trở lên Đại học trở lên Cấp 3 Số tiền gửi về trung bình

(đồng/người/tháng) 27 731 219 414 416 863 704 545 517 857 225 001 Tỷ lệ tiền gửi trung

bình/chi tiêu trung bình (%) 8,55 16,71 27,98 37,61 28,96 22,34

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Thống kê t20 cho thấy số tiền gửi về trung bình của lao động di cư có sự khác biệt lớn giữa nhóm nghèo với nhóm khá nghèo, nhóm nghèo và nhóm trung bình. Số tiền gửi về trung bình của lao động di cư trong hộ của nhóm nghèo chỉ là 27 731 đồng/người/tháng, trong khi đó những hộ thuộc nhóm khá nghèo thì con số này là 219 414 đồng/người/tháng, gấp 8 lần nhóm nghèo. Trong

19Viện khoa học xã hội Việt Nam, báo cáo nghèo và giảm nghèo giai đoạn 1993-2004 (2006), trang 56,57

khi số tiền gửi về trung bình của lao động di cư ở nhóm trung bình là 416 863 đồng/người/tháng, cao gấp 15 lần so với nhóm nghèo.

Ở nhóm nghèo số tiền gửi về trung bình (đồng/người/tháng) chỉ chiếm khoản 8,55% chi tiêu trung bình (đồng/người/tháng) thì ở các nhóm còn lại tỷ lệ này là khá cao. Ở nhóm khá nghèo tỷ lệ này là 16,71%, cao gấp 2 lần nhóm nghèo. Ở nhóm trung bình tỷ lệ này là 27,98% cao hơn gấp 3 lần nhóm nghèo. Tỷ lệ này ở các nhóm giàu và khá giàu cũng rất cao. Tuy nhiên tỷ lệ này ở nhóm giàu lại thấp hơn nhóm khá giàu. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi nhóm giàu thường là những hộ có thu nhập cao, họ cũng ít đòi hỏi những người thân đi làm ăn xa gửi tiền về hỗ trợ.

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng tiền gửi về của lao động di cư thực sự là nguồn thu nhập đáng kể để cải thiện cuộc sống, nhất là đối với những hộ thuộc 2 nhóm khá nghèo, nhóm trung bình. Nếu không có khoản tiền gửi về này, chắc chắn cuộc sống của họ sẽ rất khó khăn và nhiều khả năng sẽ trở thành những hộ thuộc nhóm nghèo.

Bảng 3.15 cho thấy số những hộ thuộc nhóm nghèo có số lượng lao động di cư thấp nhất so với các nhóm còn lại, trung bình chỉ có 0,41 người/hộ. Nhóm có số lao động di cư nhiều nhất là nhóm trung bình, 2,09 người/hộ. Thống kê t21

cho thấy có sự khác biệt về số lao động di cư giữa nhóm nghèo so với nhóm khá nghèo, nhóm trung bình và nhóm khá giàu. Có thể thấy giữa các nhóm trung bình, nhóm khá giàu, nhóm giàu không có sự chênh lệch lớn về số lao động di cư. Những hộ thuộc nhóm nghèo đa phần là những gia đình đơn chiết hoặc hộ có số thành viên đông và số người phụ thuộc nhiều (xem bảng 3.11). Đa phần những người phụ thuộc là những người già, trẻ em, người bệnh tật, không có khả năng lao động nên không thể di cư hoặc tìm công việc ở các vùng khác. Mặt

khác, những lao động thuộc những hộ nghèo này thường ít được học hành đến nơi đến chốn nên có trình độ thấp (xem bảng 3.7 và 3.8), họ chỉ làm những công việc đơn giản nên cũng rất khó tìm công việc ổn định, do thiếu kỹ năng nên họ có ít cơ hội tìm việc làm ở những vùng khác so với những lao động thuộc các nhóm khác. Chính vì vậy số lượng lao động di cư của những hộ thuộc nhóm nghèo thấp hơn nhiều so với các nhóm khác.

Số tiền của gửi về từ lao động di cư phụ thuộc vào thu nhập của người di cư. Thông thường những lao động di cư nếu có trình độ cao sẽ dễ kiếm được các công việc có thu nhập cao và ổn định hơn các những lao động có trình độ thấp. Thống kê t22 cho thấy có sự khác biệt về trình độ của lao động di cư ở các nhóm chi tiêu. Sự khác biệt rõ nét nhất là ở nhóm nghèo so với nhóm giàu và khá giàu. Theo số liệu khảo sát, đa phần những lao động di cư thuộc nhóm nghèo nhất thường bỏ học ở bậc tiểu học nên thường họ chỉ có thể tìm được việc đơn giản, thu nhập của họ cũng rất thấp và không ổn định. Những lao động di cư ở nhóm khá giàu và nhóm giàu đa phần có trình độ đại học nên họ thường tìm được việc làm có thu nhập cao. Chính vì vậy số tiền họ gửi về để trợ giúp người thân ở quê nhà là khá lớn và ổn định hơn.

Bảng 3.16: Trình độ và nghề nghiệp của lao động di cư

Trình độ lao động di cư Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng hoặc trung cấp Đại học trở lên Tổng Cán bộ, chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, công chức…

0.0% 0.0% 0.0% 36.1% 63.9% 100.0%

Công nhân, thợ thủ

công, thợ máy, thợ xây 2.5% 30.0% 32.5% 30.0% 5.0% 100.0%

Lao động phổ thông,

nghề tự do 16.7% 72.2% 11.1% 0.0% 0.0% 100.0%

Tự kinh doanh 0.0% 0.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Bảng 3.16 cho thấy những người có trình độ cao hơn thường làm những công việc có mức thu nhập tốt và ổn định hơn. 63,9% số người di cư trong mẫu điều tra làm những công việc có thu nhập cao và ổn định có trình độ đại học, 36,1% có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. Trong khi đó, đối với nhóm người di cư làm công việc phổ thông như khuân vác, giao hàng, giúp việc nhà, lái xe ôm… đa phần có trình độ dưới bậc trung học phổ thông, trong đó 72,2% bỏ học ở bậc trung học cơ sở, 16,7% bỏ học ở bậc tiểu học. Kiểm định Chi-square23 cho thấy giữa trình độ và nghề nghiệp của lao động di cư có quan hệ với nhau. Nếu người di cư có trình độ cao thì họ thường có được những công việc có thu nhập cao. Do đó số tiền họ gửi về cho gia đình cũng nhiều hơn các lao động khác.

Bảng 3.17: Số tiền gửi về trung bình của lao động di cư theo trình độ

Trình độ lao động di cư Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng hoặc trung cấp Đại học trở lên Chung Số hộ có lao động di cư 4 25 15 27 25 96 Số tiền gửi về (đồng/người/tháng) 100 000 175 000 317 000 333 000 624 000 356 000

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Thống kê t24 cho thấy có sự khác biệt lớn về số tiền gửi về của lao động di cư có trình độ cao (trình độ đại học) và lao động di cư có trình độ thấp (trình độ dưới phổ thông cơ sở). Trung bình lao động di cư có độ đại học gửi về nhiều hơn 524.447 đồng/người/tháng so với lao động có trình độ ở bậc tiểu; và nhiều hơn 449.461 đồng/người/tháng so với lao động có trình độ ở bậc trung học cơ sở. Bảng 3.17 cho thấy xu hướng chung là trình độ của lao động càng cao thì số tiền gửi về càng lớn.

23 Xem phụ lục 13

Như vậy nguồn tiền gửi về từ những lao động di cư thật sự là nguồn thu nhập rất quan trọng để cải thiện cuộc sống của người dân vùng Gò Công. Số tiền gửi về phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động di cư của hộ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 65)