Tình trạng nghèo phân theo diện tích đất dùng cho sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 60)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.7. Tình trạng nghèo phân theo diện tích đất dùng cho sản xuất kinh

kinh doanh của hộ.

Năm 2007, khoản 72% dân số tỉnh Tiền Giang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp15. Riêng ở vùng Gò Công, theo số liệu khảo sát thì có khoản 78% hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (xem bảng 3.9). Chính vì vậy đất dùng cho sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Diện tích đất nông nghiệp của vùng Gò Công rất

14Xem kiểm định thống kê t ở phụ lục 6

thấp so với các so với các vùng khác trong tỉnh do Gò Công có diện tích nhỏ, mật độ dân số đông.

Bảng 3.12: Diện tích đất nông nghiệp theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu theo đầu người Nghèo Khá

nghèo

Trung bình Khá giàu

Giàu Chung Diện tích đất nông nghiệp

(ha/hộ) 0.256 0.492 0.826 0.818 0.786 0.490

Diện tích đất nông nghiệp

(ha/người) 0.06 0.13 0.21 0.25 0.22 0.12

Diện tích đất thuê (ha/hộ) 0.14 0.09 0.02 0.08 0.00 0.10 Diện tích đất thuê (ha/người) 0.03 0.02 0.01 0.03 0.00 0.02

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Có sự khác biệt khá lớn giữa diện tích đất nông nghiệp của các nhóm chi tiêu. Qua kiểm định thống kê t16 cho thấy có sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp/người ở nhóm nghèo và các nhóm khá nghèo, nhóm trung bình và nhóm khá giàu. Diện tích đất nông nghiệp của nhóm nghèo chỉ có 0,06 ha/người, chỉ bằng ½ so với nhóm khá nghèo (0,13 ha/người), và chưa bằng 1/3 so với nhóm trung bình (0,21 ha/người). Diện tích đất nông nghiệp/người của nhóm khá giàu gần gấp đôi nhóm khá nghèo. Như vậy có thể thấy rằng diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với người nghèo. Các hộ nghèo là hộ thường thiếu đất sản xuất nên họ phải đi làm thuê nhiều hơn (xem bảng 3.10) hoặc phải thuê mướn đất để canh tác. Bảng 3.12 cho thấy các hộ thuộc nhóm nghèo có số diện tích đất thuê/người cao nhất (0,03 ha/hộ). Nhóm hộ khá giàu cũng có số diện tích đất thuê/người là 0,03 ha. Tuy nhiên số hộ này rất ít nên không mang tính đại diện chung. Hơn nữa nhóm khá giàu có số hộ làm nghề chăn nuôi chiếm 30% (xem bảng 3.10), các hộ này rất hay thuê đất của các hộ khác và chăn nuôi với qui mô lớn lập trang trại nuôi cá, gà, gia súc. Có một thực trạng đang tồn tại là chất lượng đất của các hộ thuộc nhóm nghèo thường không tốt hoặc có vị trí

canh tác không thuận lợi bằng các hộ thuộc các nhóm khác do xa nguồn nước, xa đường giao thông, đất cằn cõi, bạc màu, nhiễm phèn, nhiễm mặn… Lý do là các hộ nghèo thường gặp khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi xảy ra các cú sốc như người thân ốm đau, nợ nần… nên buộc họ phải bán những những mảnh đất có chất lượng tốt cho các hộ giàu và mua lại các mảnh đất khác với giá rẻ hơn và chất lượng thấp hơn, hoặc đi thuê đất lại của các hộ khá giả hơn. Hơn nữa, các mảnh đất mà các hộ khá giả cho thuê thường là các mảnh đất xấu, những hộ khá giả ít canh tác trên mảnh đất này, và những hộ này tập trung ở các mảnh đất thuận lợi cho việc trồng trọt chăn nuôi. Chính vì vậy những hộ nghèo thường phải canh tác trên mảnh đất xấu, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Một vùng sống dựa vào nông nghiệp như vùng Gò Công thì chênh lệch về diện tích đất nông nghiệp của các hộ giải thích phần nào sự chênh lệch về mức sống của họ. Như vậy số lượng và chất lượng đất nông nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu của hộ gia đình ở vùng Gò Công.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 60)