Mô hình hồi qui đa biến phân tích những yếu tố tác động đến khả

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 34)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.4.3.Mô hình hồi qui đa biến phân tích những yếu tố tác động đến khả

năng nghèo của hộ gia đình nông thôn.

a. Mô hình lượng hóa

Mô hình tổng quát: k X X X a Y β β βk ... 2 1 2 1 = (1)

Y: Thu nhập hoặc chi tiêu của hộ gia đình trong năm (nghìn đồng), hoặc tỉ lệ hộ nghèo theo địa bàn (%).

Lấy log phương trình 1: k k X X a LnY = ln + β1ln 1 + ... + β ln (2)

Như vậy, lnY là hàm tuyến tính với Xi. Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) trong kinh tế lượng để ước lượng βi.

Khi Xk tăng thêm 1% (với các biến khác không đổi), Y sẽ thay đổi βi(%)

b. Ứng dụng trong điều kiện ở Việt Nam

Dựa vào số liệu điều tra ở tỉnh Bình Phước năm 2006, với 350 hộ dân cư sinh sống trong 4 huyện, Bùi Quang Minh (2007) đã áp dụng mô hình hồi qui đa biến phân tích những yếu tố tác động đến khả năng nghèo của một hộ gia đình để tìm ra hai nhân tố tác động đến khả năng nghèo của hộ gia đình ở Bình Phước bao gồm: quy mô đất và quy mô hộ.

Mô hình được tác giả lựa chọn để phân tích nghèo ở vùng Gò Công:

Trong luận văn này tác giả chọn mô hình hồi qui Binary Logistic (mô hình logistic) để phân tích nghèo ở vùng Gò Công với lý do:

- Mô hình Logistic có khả năng phân tích các yếu tố tác động đến xác suất nghèo của hộ gia đình.

- Mô hình Logistic có khả năng ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố, giúp ta thấy rõ hơn những yếu tố nào tác động mạnh nhất đến xác suất nghèo của một hộ, từ đó giúp cho quá trình hoạch định chính sách dễ dàng hơn.

Kết luận chương 1: Giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương. Tăng trưởng kinh tế kết hợp giảm nghèo là hoàn toàn phù hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Thông qua các lý thuyết trên ta có thể định lượng được các yếu tố tác động đến nghèo của một địa phương, từ đó có giải pháp tác động phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Do vậy, trên cơ sở các lý thuyết được nêu trong chương 1 kết

hợp với tìm hiểu thực trạng nghèo của vùng Gò Công trong chương 2 sau đây sẽ giúp cho vấn đề nghèo của vùng Gò Công được xem xét, giải quyết một cách khoa học và hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA VÙNG GÒ CÔNG 2.1. Sơ nét về vùng Gò Công

Vùng Gò Công gồm có huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và Thị xã Gò Công. Nếu như Thị xã Gò Công là một trung tâm kinh tế lớn thứ hai của tỉnh thì các hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh.

Vị trí địa lý: Vùng Gò Công thuộc phía Đông của tỉnh Tiền Giang. Phía Bắc giáp tỉnh Long An. Phía Đông giáp Biển Đông, Huyện Tân Phước. Phía Tây giáp Huyện Chợ Gạo. Phía Nam giáp huyện Tân Phú.

Về thời tiết khí hậu: Khí hậu vùng Gò Công mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình của năm khoản 280C. Có hai mùa rõ rệt trong năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Vùng Gò Công nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khoản 1210 – 1424 mm/năm và phân phối đều trên địa bàn. Độ ẩm trung bình từ 80 – 86%.

Về đất đai: Chủ yếu là nhóm đất mặn. Vùng Gò Công đã có chương trình ngọt hóa đã cải tạo nhóm đất mặn này để thuận lợi hơn cho việc sản xuất nông nghiệp và thủy lợi. Tuy nhiên tình trạng bị nhiễm mặn vẫn thường xuyên diễn ra nhất là vào mùa khô. Đây là khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp của vùng Gò Công.

Diện tích và dân số: Vùng Gò Công với tổng diện tích 1040,80 km2

chiếm khoản 42% diện tích của tỉnh Tiền Giang. Năm 2007, dân số của toàn vùng khoản 424.600 người, chiếm khoản 24,5% tổng dân số của tỉnh Tiền

Giang5. Huyện Gò Công Đông là 195.852 người, Gò Công Tây là 172.608 người, Thị xã Gò Công là 56.225 người. Mật độ dân số của huyện Gò Công Đông là 438 người/km2, huyện Gò Công Tây là 634 người/km2, thị xã Gò Công là 1.732 người/km2. Năm 2007, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của Gò Công là 1,25%. Trong đó, huyện Gò Công Đông có tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,3%, Gò Công Tây là 1,28%, Thị xã Gò Công là 1,1%. Như vậy so với tốc độ tăng dân số tự nhiên chung của tỉnh Tiền Giang (năm 2007, tỷ lệ này là 1,2%), Gò Công có tốc độ tăng dân số cao hơn. Đây cũng là vấn đề thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng Gò Công.

Về kinh tế xã hội6:

Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Thị xã Gò Công là 16,5% nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Gò Công Đông chỉ là 9,2%, Huyện Gò Công Tây chỉ là 8,2%. Năm 2007, tốc độ tăng GDP của tỉnh Tiền Giang là 13%. Như vậy hai vùng Gò Công Đông và Gò Công Tây có tốc độ tăng trưởng rất thấp so với các địa phương khác trong tỉnh.

Cơ cấu kinh tế của vùng cũng có sự khác nhau đáng kể giữa thị xã Gò Công và 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế của từng địa phương ở vùng Gò Công

Tỷ lệ nông lâm ngư nghiệp Tỷ lệ công nghiệp và xây dựng Tỷ lệ dịch vụ Thị xã Gò Công 28,8% 41,2% 30,6%

Huyện Gò Công Tây 54,9% 8,1% 37,0%

Huyện Gò Công Đông 68,8% 9,5% 21,7%

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2007 của các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, TX. Gò Công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Tính toán dựa theo số liệu của niên giám thống kê Tiền Giang năm 2007

Như vậy, các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây là hai huyện dân cư chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Công nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhìn chung vùng Gò Công dân cư chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp. Vùng Gò Công là một vùng đất nhiễm mặn, phèn lâu đời, trước đây một năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa và năng suất rất thấp. Chương trình ngọt hóa Gò Công bắt đầu từ cuối những năm 80, đến nay về cơ bản đã hoàn thành và cải thiện đáng kể chất lượng đất, hiện nay có thể sản xuất 3 vụ lúa và năng suất đã được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, so với các vùng khác trong tỉnh thì chất lượng đất ở vùng Gò Công thuộc loại xấu nhất trong tỉnh. Điều này gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế cải thiện nguồn thu nhập cho cư dân địa phương do phần lớn cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Bảng 2.2: Năng suất lúa vụ đông xuân phân theo huyện

Đơn vị tính: Tạ/ha

Năm 2006 Năm 2007 (sơ bộ lần 1)

Toàn tỉnh 59,8 59,8

Thành Phố Mỹ Tho 50,0 54,7

Huyện Tân Phước 60,0 60,0

Huyện Cái Bè 64,0 64,0

Huyện Cai Lậy 64,0 64,0

Huyện Châu Thành 61,0 61,0

Huyện Chợ Gạo 60,0 60,0

Thị Xã Gò Công 51,0 50,7

Huyện Gò Công Tây 54,0 52,1

Huyện Gò Công Đông 51,0 51,2

Ta có thể nhận thấy năng suất của 1 vụ lúa điển hình trong năm 2007 ở cả 3 địa phương thị xã Gò Công, Gò Công Tây, Gò Công Đông thuộc loại thấp nhất trong tỉnh. Điều này phần lớn là do đất đai ở vùng Gò Công có chất lượng rất thấp. Mặt khác, vào mùa khô, tình trạng nhiễm mặn cũng xảy ra phổ biến ở vùng Gò Công, do vậy gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

2.2. Tình hình nghèo của tỉnh Tiền Giang

Những thành quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo:

Cùng với cả nước, Tiền Giang đã đạt được những thành công lớn trong công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Trong 2 năm 2006 – 2007 chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm của tỉnh đã bước đầu thu được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.

Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo là 17,89%. Năm 2007, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí hiện hành của tỉnh 9,01%. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị là 4,91%, nông thôn là 9,64%. Tuy nhiên, nếu chuẩn nghèo tăng lên 1,5 lần so với chuẩn nghèo hiện tại7 thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 của tỉnh Tiền Giang là 15,72%, ở khu vực thành thị là 9,34%, ở khu vực nông thôn là 16,92%8. Điều này cho thấy số người nằm ở cận trên của ngưỡng nghèo là rất lớn.

Tiền Giang đã khẳng định không còn hộ thiếu đói, bình quân mỗi năm có 5000 – 7000 hộ thoát nghèo. Nhiều địa bàn xã nghèo trước đây đã có sự thay đổi thấy rõ, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, điện, nước, trường học, trạm xá… được đầu tư làm mới hoặc nâng cấp khang trang. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ nông thôn đa dạng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế và đổi mới bộ mặt nông thôn. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ

7Bộ LĐTBXH dự kiếntăng chuẩn nghèo lên 300.000 đ/người/tháng đối khu vực nông thôn, 350.000 đ/người/tháng ở khu vực thành thị.

văn hóa, hoạt động bảo trợ xã hội đã có nhiều cải thiện đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân trong tỉnh. Năm 2007, tất cả các xã đều có trạm y tế, 100% trạm y tế có bác sĩ. Tổng số giường bệnh trong cả tỉnh đạt 3.175 giường tăng 5,3% so với năm 2006.

Công tác bảo trợ xã hội: năm 2007, 8.394 người được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, những người này là đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng và người cao tuổi. Hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm cho 44 em có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng và sửa chữa 922 căn nhà tình nghĩa, trong đó xây mới 646 căn, sửa chữa 276 căn. Cũng trong năm 2007, quỹ đền ơn đáp nghĩa đã huy động được 12,7 tỷ đồng, đạt 127,4% kế hoạch.

Những mặt còn hạn chế:

Tuy đã đạt mục tiêu kế hoạch về giảm tỷ lệ hộ nghèo nhưng chất lượng hộ thoát nghèo vẫn chưa cao, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như bão giá, lạm phát và đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Rất nhiều hộ tuy theo tiêu chuẩn nghèo của tỉnh thì thoát nghèo nhưng vẫn còn sống trong điều kiện khó khăn như nhà cửa tạm bợ, việc làm chưa ổn định. Do đó nếu gặp thiên tai hoặc rủi ro khác thì khả năng tái nghèo là rất cao. Điển hình như nếu tỉnh tăng chuẩn nghèo lên gấp 1,5 lần cho phù hợp hơn thì năm 2007 tỷ lệ nghèo sẽ tăng lên rất mạnh từ 9,01% lên 16,92%.

Theo thống kê của sở LĐTBXH, năm 2007 trong 169 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thì vẫn còn khoản 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo rất cao (trên 25%). Đặc biệt với tình hình kinh tế khó khăn do khủng hoảng, khiến cho cuộc sống của người nghèo càng thêm chật vật hơn, chất lượng giảm nghèo trở thành vấn đề khó giải quyết. Đây là thách thức khá lớn đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Về mặt chủ quan: cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quần chúng ở vài địa phương vẫn chưa thực sự tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhiều hộ nghèo không những thiếu tư liệu sản xuất, thiếu lao động, thiếu kiến thức và kinh nghiệm mà còn thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo. Một số hộ khác còn ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước, cộng đồng. Do đó, các chính sách giảm nghèo không phát huy tác dụng khi áp dụng cho các đối tượng này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một vấn đề tồn tại nữa là việc dạy nghề cho đối tượng là lao động nông thôn, người nghèo, người tàn tật còn rất khó, bởi vì hầu hết đều có trình độ học vấn thấp (thường là chưa quá trung học cơ sở), từ đó họ có tâm lý ngại việc học, sợ phải đối mặt với những thử thách mới. Chính vì vậy việc đào đạo cho các đối tượng này để đáp ứng yêu cầu của những người sử dụng lao động là rất khó khăn nên việc giải quyết việc làm cho các đối tượng này là vấn đề nan giải.

Với những khó khăn, để việc giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu trong thời gian tới là rất khó khăn, đòi hỏi phải có chính sách thực sự phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng, và trên hết là nổ lực vươn lên của chính các hộ nghèo cùng với sự giúp đỡ tích cực của cộng đồng xã hội.

2.3. Tình hình nghèo của vùng Gò Công

Nếu lấy mức chuẩn nghèo của tỉnh Tiền Giang (thành thị: dưới 260.000 đồng/người/tháng, nông thôn 200.000 đồng/người/tháng), năm 2007 toàn vùng có khoản 9655 hộ nghèo (chiếm khoản 10,1%). Trong đó tỷ lệ hộ nghèo của thị xã Gò Công là 6,3% (766 hộ), huyện Gò Công Tây là 11,0% (4394 hộ), huyện Gò Công Đông 10,3% (4495 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh năm 2007 là 9,0%. Như vậy so với các địa phương khác của tỉnh Tiền Giang thì Gò Công là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, đặc biệt ở huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây là hai huyện thuộc loại nghèo nhất của tỉnh. Dân số của hai huyện

này chiếm đến 87% dân số của vùng Gò Công, và số hộ nghèo đến chiếm 92% tổng số hộ nghèo của vùng Gò Công. Do đây là hai huyện mà cư dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng điều kiện tự nhiên không thực sự thuận lợi, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng còn kém so với với địa phương khác. Do vậy, các hộ nghèo của vùng Gò Công tập trung chủ yếu ở hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây.

Năm 2009, thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia, vùng Gò Công đã có những giải pháp để tạo điều kiện cho các hộ nghèo thoát nghèo vững chắc như hướng dẫn các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện và khả năng của từng hộ, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tạo việc làm, dạy nghề, giới thiệu việc làm… Bên cạnh đó, các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với hội khuyến nông mở được 65 lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi cho các hộ nghèo trên địa bàn vùng. Chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục luôn được quan tâm đúng mức. Trong năm 2008 đã cấp phát 21.150 thẻ BHYT cho người nghèo, miễn giảm học phí, quỹ sửa chữa trường lớp cho 3 561 em học sinh thuộc diện hộ nghèo của vùng.

Ngoài các giải pháp trên, vùng Gò Công còn tập trung nguồn lực hỗ trợ xây tặng những căn nhà đại đoàn kết giúp hộ nghèo có nơi ăn, chốn ở ổn định. Điển hình, trong năm 2008 huyện Gò Công Đông đã xây dựng 107 căn nhà đại đoàn kết. Thực hiện quyết định số 167/2008/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ “Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở”, vùng Gò Công đã hỗ trợ xây dựng nhà cho 398 hộ nghèo trong đợt 1 năm 2009. Điều này góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực để các hộ nghèo có cơ hội vươn lên.

2.4. Phương pháp xác định đối tượng nghèo của vùng Gò Công

Việc xác định đối tượng nghèo được thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Bộ LĐTBXH và được tỉnh Tiền Giang chỉ đạo thực hiện mỗi năm 1 lần và

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 34)