6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.2.6. Tình trạng nghèo phân theo tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ
Bảng 3.11: Quy mô hộ và tỷ lệ người phụ thuộc trung bình phân theo nhóm
chi tiêu
Nhóm chi tiêu theo đầu người Nghèo Khá
nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Chung
Qui mô hộ (người) 4.47 3.83 3.96 3.27 3.57 4.04
Số người phụ thuộc
trung bình (người) 2.12 1.68 1.39 1.00 1.14 1.73
Tỷ lệ người phụ thuộc
trung bình trong hộ (%) 47.49 43.84 35.16 30.56 32.00 42.83
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009
Trung bình mỗi hộ ở vùng Gò Công có 1,73 người sống phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 42,83%, đây là con số tương đối cao. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn về
số người phụ thuộc giữa các nhóm chi tiêu14. Trung bình một hộ nghèo có 2,12 người sống phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 47,49% số thành viên trong hộ. Điều đó có nghĩa là cứ 1 người đi làm thì có hơn 1 người ăn theo. Trong khi đó ở nhóm khá giàu thì trung bình chỉ có 1 người phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 30,56%, có nghĩa là có 2 người đi làm để nuôi 1 người. Đối với hộ giàu cũng vậy, có khoản 2 người đi làm để nuôi 1 người. Có điểm đặc biệt là tỷ lệ người phụ thuộc của nhóm khá giàu (30,56%) lại thấp hơn nhóm giàu (32%), điều này hơi ngược với xu hướng chung nhưng cũng dễ hiểu vì số lượng hộ của nhóm giàu và nhóm khá giàu trong mẫu khá nhỏ cũng không thể hiện được sự khác biệt rõ ràng giữa hai nhóm này. Như vậy, tỷ lệ phụ thuộc cao là đặc điểm chung của các hộ nghèo ở vùng Gò Công. Đây cũng là tình trạng chung của các hộ gia đình nghèo ở Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này là do sinh đẻ không có kế hoạch, nhận thức về sinh sản và sức khỏe sinh sản còn rất hạn chế, tình trạng thất nghiệp… còn diễn ra rất phổ biến trong vùng. Trong những năm gần đây tình trạng sinh đẻ không kế hoạch đã phần nào được khắc phục nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết đối với vùng Gò Công nói riêng và đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, một vùng luôn có tỷ lệ sinh đẻ và tình trạng bỏ học thuộc loại cao nhất nước.