Tình trạng nghèo phân theo nghề nghiệp của chủ hộ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 57)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.5. Tình trạng nghèo phân theo nghề nghiệp của chủ hộ

Bảng 3.9: Lĩnh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu Lĩnh vực Tổng số hộ

Phi nông nghiệp (%) Nông nghiệp (%)

Nhóm nghèo (1) 6.9% 93.1% 58 Nhóm khá nghèo (2) 21.7% 78.3% 53 Nhóm trung bình (3) 26.4% 73.6% 23 Nhóm khá giàu (4) 54.5% 45.5% 11 Nhóm giàu (5) 57.1% 42.9% 7 Chung 21.7% 78.3% 152

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Năm 2007, khoản 72% dân số tỉnh Tiền Giang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Số còn lại làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Theo bảng 3.9, số hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Gò Công là 78,3%, lĩnh vực phi nông nghiệp là 21,7%. Như vậy, tỷ lệ hộ làm nghề nông nghiệp là khá cao, điều này cũng khá hợp lý bởi vì dữ liệu khảo sát được thực hiện chủ yếu ở hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây là hai huyện có dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Thị xã Gò Công có dân số hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nhưng không được khảo sát vì không mang tính đại diện chung cho vùng.

Theo bảng 3.9, có thể thấy rõ nhóm hộ nghèo đa phần là những hộ hoạt động nông nghiệp, chiếm 93,1%. Nhóm khá nghèo có 78,3% số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng số trung bình chung của vùng. Như vậy có thể thấy rõ đa phần những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Gò Công là những hộ thuộc nhóm nghèo hoặc khá nghèo. Một vùng có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và có đến 78,3% số hộ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đa phần các hộ sống dựa vào nông nghiệp lại thuộc những nhóm chi tiêu thấp là vấn đề rất đáng quan tâm.

Bảng 3.10: Nghề nghiệp của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nghề nghiệp chính

của chủ hộ Nghèo Nhóm chi tiêu theo đầu người (%) Khá

nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Trồng trọt 45.6 49.6 36.4 30.3 23.4 46.7 Chăn nuôi 9.1 14.8 24.1 32.4 33.3 13.4 Làm thuê 30.9 16.3 2.5 0 0 15.4 Buôn bán 4.1 7.6 15.3 17.8 32.1 9.6 Cán bộ nhân viên 0 1.2 5.2 10.2 11.2 5.1 Thợ thủ công, may 8.6 10.1 14.5 6.1 0 8.4 Nghề khác 1.7 0.4 2 3.2 0 1.4

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.10 những hộ có mức chi tiêu bình quân thấp đa phần làm nghề trồng trọt và làm thuê. Những hộ thuộc nhóm nghèo và khá nghèo thu nhập chủ yếu đến từ việc trồng trọt. Cây trồng chủ yếu của các hộ này là cây hoa màu như đậu, cà, rau cải,…và cây lúa. Đây là các loại cây cho thu nhập thấp do giá cả không ổn định, sản lượng và chất lượng sản phẩm thấp vì thổ nhưỡng và thời tiết của vùng Gò Công không thực sự thuận lợi để phát triển các loại cây này. Đặc biệt nhóm hộ nghèo có đến 30,9% chủ hộ đi làm thuê, nhóm khá nghèo có 16,3%, trong khi nhóm khá giàu, giàu không có người đi làm thuê. Những công việc họ thường được thuê làm là làm đất, gặt thuê, trông nôm đầm cá tôm, thu hoạch nông sản, thu hoạch lúa… Đây là đa phần là những công việc

mang tính thời thời vụ, thu nhập thấp. Do vậy họ thường xuyên rơi vào tình trạng thất nghiệp và túng thiếu. Như vậy trên 85% hộ nghèo có nghề nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp.

Những hộ khá giàu và hộ giàu có số người làm nghề trồng trọt và buôn bán chiếm tỷ trọng khá cao. Có thể thấy những nhóm hộ có chi tiêu bình quân càng lớn thì có số hộ làm nghề chăn nuôi càng lớn. Nếu như nhóm nghèo nhất chỉ có 9,1% hộ làm nghề chăn nuôi thì nhóm khá giàu là 32,4%, nhóm giàu là 33,3%. Trong những năm gần đây chăn nuôi ở vùng Gò Công phát triển rất mạnh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá, nghêu… và chăn nuôi gia súc gia cầm như: gà, vịt, heo, dê,… Do đặc điểm của vùng Gò Công giáp biển, sông rạch nhiều nên rất thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm, cá và đây thực sự là ngành đã giúp rất nhiều hộ thoát nghèo và trở nên khá giả. Do vậy chăn nuôi có thể là hướng ra cho những hộ nghèo, vì vậy cần phải có những giải pháp để phát triển chăn nuôi của vùng để việc giảm nghèo của vùng Gò Công đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 57)