Tình trạng nghèo phân theo khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 62)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.8. Tình trạng nghèo phân theo khả năng tiếp cận tín dụng của hộ

Có thể nói tình trạng thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề lớn đối với những hộ nghèo. Hộ nghèo thường là những hộ không có hoặc có rất ít vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Những hộ này thường làm nghề nông nghiệp nhưng lại có ít đất, năng suất không cao, thiếu vốn đầu tư nên thường rơi vào vòng lẫn quẩn của nghèo. Do vậy, nguồn vốn vay luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cuộc sống của họ. Tuy nhiên, không phải người nghèo nào cũng có điều kiện tiếp xúc với các nguồn vốn vay, đặc biệt là các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thức.

Bảng 3.13: Vốn vay của hộ theo nhóm chi tiêu

Đơn vị: đồng/người/năm

Nhóm chi tiêu theo đầu người Nghèo Khá

nghèo

Trung bình Khá giàu Giàu Chung Vay ngân hàng hoặc

tổ chức khác 204 310 863 118 2 607 143 2 250 000 3 714 286 1 107 299 Vay người thân 283 498 388 365 345 549 363 636 53 571 324 663

Vay tư nhân 340 242 297 529 402 174 227 273 0 310 876

Tổng vốn vay 828 050 1 549 012 3 354 866 2 840 909 3 767 857 1 742 838

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Số liệu khảo sát thể hiện trong bảng 3.13 cho thấy tổng số vốn vay trung bình/năm của những hộ nghèo ở vùng Gò Công rất thấp so các hộ khác. Những hộ thuộc nhóm nghèo chỉ vay được 828 050 đồng/người/năm, bằng khoản ½ so với nhóm hộ khá nghèo (1 549 012 đồng/người/năm), bằng khoản ¼ so với nhóm hộ trung bình (3 354 866 đồng/người/năm), và chưa bằng 1/2 so với số bình quân chung của vùng (1 742 838 đồng/người/năm). Điều này cho thấy người nghèo thường gặp hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng, mặc dù nhu cầu vay vốn của họ là rất lớn. Mặt khác, trong cơ cấu nguồn vốn vay thì số vốn vay từ người thân và tư nhân của người nghèo cao hơn số vốn vay được từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng chính thức. Đối với người nghèo, trung bình họ chỉ vay được 204 310 đồng/người/năm từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, trong khi đó họ vay từ tư nhân bên ngoài đến 340 242 đồng/người/năm, cao hơn 1,5 lần. Đối với các nhóm khác nguồn vốn vay được chủ yếu là từ ngân hàng, đặc biệt là ở nhóm trung bình, nhóm giàu, nhóm khá giàu. Thống kê t17 cho thấy có sự khác biệt về nguồn vốn vay được từ tổ chức tín dụng chính thức giữa những hộ nghèo so với hộ khá nghèo và hộ trung bình. Điều này cho thấy việc vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng của người nghèo còn nhiều hạn chế.

Có đến 67,8% hộ gia đình trong mẫu có không có vay ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chính thức. Đối với nhóm nghèo thì có đến 84,5% hộ gia đình không vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tỷ lệ này có xu hướng giảm dần khi chi tiêu của nhóm tăng dần (xem phục lục 9). Như vậy các nguồn vốn tín dụng chính thức chưa thực sự đến với nhiều người dân ở vùng Gò Công. Kiểm định Chi-square18 cho thấy việc tiếp xúc với các nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức có quan hệ với chi tiêu. Điều này có nghĩa là nguồn vốn tín dụng chính thức có thể giúp người dân cải thiện cuộc sống nhưng hiện nay nhiều người dân chưa có điều kiện để tiếp xúc.

Bảng 3.14: Nguyên nhân không vay vốn của hộ theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu theo đầu người (%)

Nghèo Khá

nghèo

Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Không có thông tin 62.0 31.4 20.8 15.3 10.0 42.0

Không có nhu cầu 6.0 42.9 50.5 54.7 60.0 33.0

Lãi cao 8.0 2.9 6.2 0.0 0.0 5.4

Do ngại thủ tục 20.0 20.0 6.2 35.0 30.0 16.1

Không đủ điều kiện

thế chấp 4.0 2.9 6.2 0.0 0.0 3.6

Nguyên nhân khác 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

Chung 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Trong 112 hộ trong mẫu không có vay vốn ở ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thì có đến 42% hộ được phỏng vấn trả lời rằng họ không có thông tin (không biết hoặc biết rất ít nên không để ý) về nguồn vốn ngân hàng trong khi vẫn rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này còn cao hơn ở nhóm nghèo (chiếm đến 62%). Đối với các hộ nghèo thì chỉ có 6% trả lời rằng họ không có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Bảng 3.14 cho thấy rằng nguyên nhân chủ yếu làm người nghèo hạn chế tiếp xúc với

nguồn tín dụng chính thức là do họ chưa có thông tin về các nguồn vốn này. Đối với người nghèo, họ thường vay mượn từ các nguồn tín dụng không chính thức như mượn người thân, vay từ tư nhân. Do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao. Thống kê cho thấy có đến 84,5% hộ nghèo trong mẫu điều tra phải vay vốn từ người thân và các cá nhân bên ngoài. Họ thường phải chịu lãi suất cao khi phải đi vay từ các cá nhân cho vay nóng ở địa phương, mức lãi suất phổ biến khoản 5%/tháng, thậm chí có người phải vay với lãi suất đến 10%/tháng và trở thành con nợ triền miên của những người cho vay. Mặt khác, thông thường người nghèo thường phải mua chịu vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm, giống… từ những người chủ phân phối ở địa phương, đến khi thu hoạch và bán sản phẩm họ mới có đủ tiền thanh toán và thường phải chịu lãi suất (thường cao hơn lãi suất ngân hàng) cho những vật tư này. Điều này làm tăng chi phí sản xuất đối với các sản phẩm của những hộ nghèo. Như vậy, với lợi thế cho vay nhanh và thuận tiện, những người chủ cho vay đã cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho các hộ nghèo, nhưng nguồn vốn này có lãi suất rất cao so với ngân hàng và khiến cho những hộ nghèo trở thành những con nợ dài hạn của các chủ nợ này.

3.2.9. Tình trạng nghèo theo số lượng và trình độ của những lao động trong hộdi cư.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 62)