Tình trạng nghèo phân theo giới tính của hộ

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 52)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.2.Tình trạng nghèo phân theo giới tính của hộ

Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu Giới tính của chủ hộ Tổng số hộ

Nữ Nam Nhóm nghèo (1) 34.6% 65.4% 58 Nhóm khá nghèo (2) 41.5% 58.5% 53 Nhóm trung bình (3) 29.1% 70.9% 23 Nhóm khá giàu (4) 27.3% 72.7% 11 Nhóm giàu (5) 14.3% 85.7% 7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.5, có thể nhận thấy tỷ lệ nữ giới ở nhóm hộ nghèo (34.6%) và nhóm khá nghèo (41,5%) cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Điều này là do một số nguyên nhân. Theo suy nghĩ, lối sống của người dân nông thôn, nữ giới thường làm những công việc nhà, sinh đẻ và không nhất thiết phải học cao. Bên cạnh đó do tư tưởng trọng nam kinh nữ nên trong gia đình nam giới vẫn được ưu tiên đến trường, vì vậy nên nam giới thường có trình độ học vấn cao hơn nữ giới. Nữ giới cũng thường ít tham gia vào các hoạt động xã hội, nên mối quan hệ xã hội bị hạn chế và ít nhận được được sự hỗ trợ của cộng đồng hơn. Nữ giới cũng thường được phân chia tài sản, sở hữu tư liệu sản xuất ít hơn nam giới.

Theo kết quả điều tra ở vùng Gò Công, chủ hộ là nữ giới chỉ nắm giữ khoản 0,424 ha/hộ, nam giới là 0,523 ha/hộ, mặc dù con số này không có ý nghĩa thống kê10. Tất cả những yếu tố trên tạo phân biệt giữa nam và nữ trong sự phân chia nguồn lực và quan hệ xã hội ở vùng nông thôn.

Chi tiêu trung bình/năm đối với những hộ có chủ hộ là nữ (7.284.000 đồng/năm)thấp hơn so với nam giới (7.560.000 đồng/năm). Tuy sự chênh lệch không quá lớn và con số này cũng không có ý nghĩa thống kê11 (có thể do mẫu điều tra quá nhỏ) nhưng cũng cho thấy có chênh lệch trong chi tiêu của giữa những hộ có chủ hộ là nữ giới và những hộ có chủ hộ là nam giới.

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 52)