Phương pháp xác định đối tượng nghèo của vùng Gò Công

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 44)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.4. Phương pháp xác định đối tượng nghèo của vùng Gò Công

Việc xác định đối tượng nghèo được thực hiện theo quy trình hướng dẫn của Bộ LĐTBXH và được tỉnh Tiền Giang chỉ đạo thực hiện mỗi năm 1 lần và thường được thực hiện vào tháng 11 và 12 hàng năm. Theo hướng dẫn của tỉnh Tiền Giang về quy trình xác định đối tượng nghèo, vùng Gò Công xét duyệt hộ nghèo dựa theo nguyên tắc khảo sát, bình bầu xét duyệt theo phương pháp phân loại địa phương.

Hình 2.1: Qui trình xét duyệt hộ nghèo ở vùng Gò Công

Bước 1: Cán bộ xã, phường làm công tác rà soát hộ nghèo hàng năm được tập huấn tập trung về công tác chống nghèo.

Bước 2: Họp những các cán bộ làm công tác rà soát hộ nghèo, triển khai kế hoạch thực hiện đến các cơ quan đoàn thể địa phương để từng tổ chức địa phương nắm mục đích, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo.

Bước 3: Xã, phường phối hợp với các chi hội đoàn thể để lập danh sách các hộ cần rà soát bao gồm danh sách các hộ thoát nghèo và danh sách các hộ dưới chuẩn nghèo của vùng, bằng cách xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng và giảm thu nhập của các hộ.

2. Họp cán bộ địa phương (phường, xã, ấp, khu phố) 1. Địa phương tập huấn tiêu chí hộ nghèo 3. Phường, xã lập danh sách các hộ cần rà soát hộ nghèo 4. Tổ chức rà soát các hộ trong danh sách 5. Họp địa phương để xét duyệt danh sách 6. Họp dân để xét

lấy ý kiến (khu phố, ấp, xóm) và điều chỉnh danh sách 7. UBND huyện, thị xã ra quyết định công nhận danh sách hộ nghèo 8. Cấp sổ nghèo

Bước 4: Tổ chức rà soát các hộ trong danh sách. Các cán bộ xã phường sẽ trực tiếp đến từng hộ trong danh sách rà soát để điều tra phỏng vấn trực tiếp. Thu thập các thông tin thu nhập, lao động, việc làm, tài sản… và so sánh với thông tin của hộ đó với các năm trước (nếu có), ghi rõ các thay đổi của năm điều tra và năm trước đó.

Bước 5: Họp xét duyệt danh sách. Dựa vào các thông tin thu thập được, kiểm tra tính chính xác, hợp lý của thông tin thu thập, khắc phục những sai sót. Phường xã tiến hành phân loại hộ thoát nghèo và hộ nghèo mới, lập danh sách hộ thoát nghèo và hộ nghèo mới.

Bước 6: Tiến hành họp tại xóm, ấp, khu phố, các hộ gia đình địa phương và hộ gia đình trong danh sách để lấy ý kiến của người dân về danh sách thoát nghèo và danh sách nghèo mới. Tiến hành bình xét, nếu có trên 50% hộ gia đình đồng ý hộ nghèo hoặc hộ thoát nghèo thì hộ đó mới được công nhận.

Bước 7: Theo kết quả bình xét ở địa phương. Các UBND cấp huyện của vùng ra quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo và hộ nghèo. Báo cáo kết quả về cơ quan quản lý cấp tỉnh và gửi cho các cơ quan đoàn thể địa phương để thực hiện nắm tình hình và có các giải pháp can thiệp kịp thời, thực hiện các chế độ đối với người nghèo.

Bước 8: Cấp sổ nghèo cho các hộ nghèo để các hộ nghèo được hưởng các ưu đãi, các chế độ dành cho người nghèo.

Nhìn chung, quá trình xét duyệt hộ nghèo của vùng Gò Công thực hiện tương đối tốt ở các phường, xã trên địa bàn. Qua đó rất nhiều hộ nghèo trên địa bàn được xét duyệt và đã nhận được chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hộ nghèo bị bỏ sót do các hộ này sống cô lập với cộng đồng, hoặc có mối quan hệ không tốt với hàng xóm, địa phương. Bên cạnh đó, có một số hộ có mức sống khá so với các

hộ khác vẫn được cấp sổ nghèo do có xảy ra tiêu cực trong khâu xét duyệt. Một số xã còn không tuân theo qui trình xét duyệt nên xét duyệt không đúng đối tượng và còn bỏ sót hộ thực sự nghèo, trong khi những hộ này rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng.

Kết luận chương 2: Tỉnh Tiền Giang nói chung và vùng Gò Công nói riêng đã đạt được nhiều thành quả như: tỷ lệ nghèo giảm nhanh qua các năm, không còn hộ đói, công tác bảo trợ xã hội ngày càng tốt… Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việcgiảm nghèo như: chất lượng thoát nghèo chưa cao, việc giảm nghèo vẫn chưa đồng bộ, một số xã ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Một số chương trình chống nghèo chưa hoàn toàn phù hợp với địa phương nên kết quả mang lại chưa cao… Với mong muốn khắc phục một số tồn tại trên, nghiên cứu trong chương 3 sẽ giúp tìm ra các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến nghèo của vùng Gò Công, từ đó giúp ta hiểu được bản chất nghèo của vùng.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VAØ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. Thiết kế nghiên cứu tại vùng Gò Công

3.1.1. Qui trình thiết kế nghiên cứu

Hình 3.1: Qui trình nghiên thiết kế nghiên cứu 3.1.2. Phương pháp lấy mẫu và khảo sát

Cơ sở dữ liệu trong nghiên cứu này bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, xã. Dữ liệu sơ cấp được lấy từ kết quả khảo sát thực tế tại vùng Gò Công (chủ yếu là ở 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây) bằng cách sử dụng bảng câu hỏi (xem phụ lục). Do giới hạn về thời gian, kinh phí và nhân lực điều tra nên ở mỗi huyện chỉ chọn một số xã để tiến hành điều tra khảo sát, mỗi xã tập trung vào 1, 2 ấp. Huyện Gò Công Đông chọn 4 xã trong tổng số 14 xã, đó là các xã Bình Nghị, Kiểng Phước, Bình Đông, Bình Xuân. Huyện Gò Công Tây chọn 3 xã trong tổng số 11 xã của huyện: xã Thành Công, Yên Luông, Thạnh Trị.

Cách thức điều tra: chọn đối tượng khảo sát theo phương pháp thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi. Người phỏng vấn hỏi và trực tiếp ghi vào bảng khảo sát.

Mẫu điều tra phát ra 210 mẫu. Sau khi tiến hành công tác điều tra khảo sát đã thu về được 176 mẫu. Loại bỏ 24 mẫu không hợp lệ, còn lại 152 mẫu hợp lệ, đạt tỷ lệ 84,44%. Sau đó chia khoảng chi tiêu còn lại trong mẫu thành này

Thiết kế bảng câu hỏi

Chọn mẫu và khảo sát

Phân tích thống kê mô tả đặc điểm của người nghèo

Chạy mô hình hồi qui Binary Logistic để tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến nghèo

của vùng Gò Công Kiến nghị các giải pháp và

thành năm đoạn bằng nhau. Những hộ có chi tiêu bình quân hàng năm thuộc nhóm thấp nhất là nhóm nghèo, kế đó là nhóm khá nghèo, nhóm trung bình, nhóm khá giàu, và cuối cùng là nhóm giàu. .

Bảng 3.1: Phân bố mẫu khảo sát thu được trên địa bàn vùng Gò Công

Tên xã Số mẫu Tỷ lệ % Huyện

Bình Nghị 19 12.5 Gò Công Đông

Kiểng Phước 16 10.5 Gò Công Đông

Bình Đông 29 19.1 Gò Công Đông

Bình Xuân 19 12.5 Gò Công Đông

Thành Công 22 14.5 Gò Công Tây

Yên Luông 28 18.4 Gò Công Tây

Thạnh Trị 19 12.5 Gò Công Tây

Tổng 152 100.0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

3.1.3. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát thực tế tại vùng Gò Công

Bảng 3.2: Phân tích chi tiêu bình quân đầu người ở vùng Gò Công

Nhóm chi tiêu Giới hạn chi

tiêu (ngàn đồng/năm) Số hộ trong nhóm (người) Tỷ lệ % của nhóm Chi tiêu bình quân của nhóm (ngàn đồng/năm) Nhóm nghèo (1) 0 – 3 479 58 38,16 3 892,285 Nhóm khá nghèo (2) 3 479 – 5 622 53 34,87 7 172,221 Nhóm trung bình (3) 5 622 – 9 101 23 15,13 10 425,07 Nhóm khá giàu (4) 9 101 – 12 581 11 7,24 14 675,33 Nhóm giàu (5) 12 581 – 16 060 7 4,61 18 297,76 Cộng 152 100 7 468,222

Theo kết quả điều tra một người được xem là nghèo nếu chi tiêu bình quân của họ thấp hơn 3 479 000 đồng/năm. Con số này cao hơn chuẩn nghèo của tỉnh (thu nhập thấp hơn 2 400 000 đồng/năm đối với vùng nông thôn). Tuy nhiên đây là chuẩn nghèo tương đối, chỉ có ý nghĩa để nghiên cứu đặc điểm của hộ nghèo, đây không phải là chuẩn nghèo để so sánh với những địa phương khác trong tỉnh.

Với cách phân chia như trên, kết quả phân tích chi tiêu bình quân đầu người theo số liệu như sau:

Có khoản 38,16% số hộ gia đình được khảo sát rơi vào nhóm nghèo, trong khi đó nhóm khá giàu và nhóm giàu chỉ chiếm khoản 11,85%. Bên cạnh đó nhóm khá nghèo cũng chiếm đến 34,87%. Như vậy nếu tính cả nhóm khá nghèo và nhóm nghèo thì tỷ lệ này là 73,03%. Vì nhóm khá nghèo có mức sống chỉ trên mức nghèo nên cũng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, khi có các tác động tiêu cực đến cuộc sống thì khả năng họ sẽ rơi vào nhóm nghèo là rất lớn.

Chi tiêu bình quân đầu người (ngàn đồng/năm)

20000 15000 10000 5000 0 tầ n s ua át 20 15 10 5 0 Mean =7468.22 Std. Dev. =4055.995 N =152

Chi tiêu bình quân của đầu người theo dữ liệu khảo sát là 7.468.000 đồng/người/năm. Chi tiêu bình quân của nhóm người nghèo là khoản 3.892.000 đồng/người/năm, chưa bằng một nửa chi tiêu bình quân chung, và chỉ bằng 1/5 so với nhóm giàu nhất. Số trung vị của chi tiêu bình quân là 6.515.000 đồng/năm thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình. Điều này cho thấy giữa người nghèo và người giàu có sự chênh lệch khá lớn về chi tiêu. Hình 3.1 cho thấy đa phần các hộ có chi tiêu trung bình tập trung gần giá trị trung vị, và rất ít các hộ giàu có, cho thấy có sự bất bình đẳng về mức sống của các hộ dân cư trong vùng.

Bảng 3.3: Thông tin cơ bản của chủ hộ theo nhóm chi tiêu

Nhóm hộ Số hộ trong nhóm Chủ hộ (%) Nghề nghiệp của chủ hộ (%) Tuổi trung bình của chủ hộ Số năm định cư trung bình của hộ Nông nghiệp Phi nông nghiệp Nhóm nghèo (1) 58 81,0 93,1 6,9 47,71 30.52 Nhóm khá nghèo (2) 53 58,5 73,6 26,4 44,57 25.23 Nhóm trung bình (3) 23 47,8 78,3 21,7 49.74 25.48 Nhóm khá giàu (4) 11 90,9 45,5 54,5 52.73 35.27 Nhóm giàu (5) 7 100 42,9 57,1 53.29 26.86 Tổng cộng 152 69,7 78,3 21,7 47.54 28.09

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Tuổi bình quân của chủ hộ ở vùng Gò Công là khá cao, trung bình là 47,54 tuổi. Số năm định cư trung bình là 28,09 năm cũng là con số khá cao. Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy là những hộ ở vùng Gò Công đa phần là những hộ định cư lâu năm và chủ hộ có tuổi đời khá lớn. Điều này cũng dễ hiểu do vùng Gò Công đã hình thành từ lâu đời và những người trẻ tuổi hiện tại thường làm việc ở những vùng kinh tế lớn lân cận như thành phố HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu… Đối với nhóm nghèo, số năm định cư là cao nhất

30,52 nhưng cũng không cao hơn các nhóm khác nhiều. Vấn đề đặt ra ở đây vùng Gò Công có số dân định cư lâu năm nhưng lại là vùng có tỷ lệ nghèo cao của tỉnh. Như vậy đây là vấn đề mà ta cần phải tìm hiểu để có giải pháp thích hợp giúp cư dân trong vùng sớm thoát khỏi tình trạng nghèo khổ.

Các hộ thuộc nhóm nghèo có đa phần là những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 93,1%). Trong khi đó đối với nhóm giàu số hộ hoạt động lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 42,9%. Theo bảng 3.3 ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng bị nghèo cao hơn những hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Điều này cũng khá dễ hiểu khi hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, nhưng do đất đai xấu, nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng Gò Công nên đã gây rất nhiều khó khăn để phát triển nông nghiệp.

3.2. Phân tích đặc điểm người nghèo ở vùng Gò Công 3.2.1. Tình trạng nghèo phân theo khu vực 3.2.1. Tình trạng nghèo phân theo khu vực

Bảng 3.4: Nhóm chi tiêu theo vùng định cư

Các nhóm chi tiêu theo đầu người

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Nơi định Bình Nghị 47.4% 26.3% 15.8% .0% 10.5% Kiểng Phước 50.0% 37.5% 12.5% .0% .0% Bình Đông 34.5% 44.8% 6.9% 6.9% 6.9% Bình Xuân 36.8% 31.6% 5.3% 15.8% 10.5% Thành Công 36.4% 27.3% 31.8% 4.5% .0% Yên Luông 32.1% 35.7% 21.4% 7.1% 3.6% Thạnh Trị 36.8% 36.8% 10.5% 15.8% .0% Chung 38.2% 34.9% 15.1% 7.2% 4.6%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.6, các xã Bình Nghị và Kiểng Phước là những xã có tỷ lệ người nghèo cao nhất (Bình Nghị: 47,4%, Kiểng Phước: 50%), và cao hơn mức

trung bình chung (38,2%) rất nhiều. Theo Kiểm định Chi-square9 cho thấy yếu tố nơi định cư không có quan hệ với chi tiêu bình quân. Đây là kết quả khá hợp lý vì các xã được điều tra ở vùng Gò Công khá tương đồng do khoản cách địa lý giữa hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây không lớn, điều kiện tài nguyên như thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu khá giống nhau. Bên cạnh đó không có sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, xã hội giữa các xã điều tra trong vùng nên không có sự chênh lệch lớn trong chi tiêu bình quân của hộ.

3.2.2. Tình trạng nghèo phân theo giới tính của hộ Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu Giới tính của chủ hộ Tổng số hộ

Nữ Nam Nhóm nghèo (1) 34.6% 65.4% 58 Nhóm khá nghèo (2) 41.5% 58.5% 53 Nhóm trung bình (3) 29.1% 70.9% 23 Nhóm khá giàu (4) 27.3% 72.7% 11 Nhóm giàu (5) 14.3% 85.7% 7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.5, có thể nhận thấy tỷ lệ nữ giới ở nhóm hộ nghèo (34.6%) và nhóm khá nghèo (41,5%) cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Điều này là do một số nguyên nhân. Theo suy nghĩ, lối sống của người dân nông thôn, nữ giới thường làm những công việc nhà, sinh đẻ và không nhất thiết phải học cao. Bên cạnh đó do tư tưởng trọng nam kinh nữ nên trong gia đình nam giới vẫn được ưu tiên đến trường, vì vậy nên nam giới thường có trình độ học vấn cao hơn nữ giới. Nữ giới cũng thường ít tham gia vào các hoạt động xã hội, nên mối quan hệ xã hội bị hạn chế và ít nhận được được sự hỗ trợ của cộng đồng hơn. Nữ giới cũng thường được phân chia tài sản, sở hữu tư liệu sản xuất ít hơn nam giới.

Theo kết quả điều tra ở vùng Gò Công, chủ hộ là nữ giới chỉ nắm giữ khoản 0,424 ha/hộ, nam giới là 0,523 ha/hộ, mặc dù con số này không có ý nghĩa thống kê10. Tất cả những yếu tố trên tạo phân biệt giữa nam và nữ trong sự phân chia nguồn lực và quan hệ xã hội ở vùng nông thôn.

Chi tiêu trung bình/năm đối với những hộ có chủ hộ là nữ (7.284.000 đồng/năm)thấp hơn so với nam giới (7.560.000 đồng/năm). Tuy sự chênh lệch không quá lớn và con số này cũng không có ý nghĩa thống kê11 (có thể do mẫu điều tra quá nhỏ) nhưng cũng cho thấy có chênh lệch trong chi tiêu của giữa những hộ có chủ hộ là nữ giới và những hộ có chủ hộ là nam giới.

3.2.3. Tình trạng nghèo phân theo qui mô của hộ

Bảng 3.6: Quy mô hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình quân

Nhóm chi tiêu Số nhân khẩu trung

bình của hộ (người) Tổng số hộ (hộ) Nhóm nghèo (1) 4.47 58 Nhóm khá nghèo (2) 3.96 53 Nhóm trung bình (3) 3.81 23 Nhóm khá giàu (4) 3.27 11 Nhóm giàu (5) 3.57 7 Tổng cộng 4.04 152

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)