Nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 87)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

4.1.2. Nghề nghiệp

Theo kết quả của mô hình kinh tế lượng thì nghề nghiệp của chủ hộ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến xác suất nghèo của một hộ ở vùng Gò Công. Nếu chủ hộ có nghề nghiệp chính thuộc nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị nghèo cao hơn hẳn so với chủ hộ làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp không phải là nguyên nhân làm cho hộ nghèo, mà do các yếu tố gián tiếp khác tác động như lũ lụt, hạn hán, đất đai xấu, thiếu nước, thiếu kiến thức về kỹ thuật canh tác hoặc nhu cầu thị trường… Do vậy, biện pháp tốt nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho những hộ làm nghề nông và phát triển công nghiệp dịch vụ bằng giải pháp sau:

– Về nâng cao hiệu quả nông nghiệp:

Phải nghiên cứu lại quy hoạch vùng chuyên canh, hoặc kết hợp hài hòa giữa chuyên canh và đa canh, chọn cây trồng vật nuôi phù hợp… Một số xã ở huyện Gò Công Đông đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất khi vào mùa khô

do tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nên có những nghiên cứu để tăng hiệu quả sử dụng đất như kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Đặc biệt là nuôi trồng thủy hải sản nước lợ như tôm, cá. Ví dụ như nghiên cứu chuyển từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa + 1 vụ tôm, cá hoặc hoa màu để tăng hiệu quả canh tác.

Nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn để quá trình vận chuyển được thuận tiện hơn, liên kết sản xuất giữa những địa phương trong vùng để tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Đối với hệ thống khuyến nông: Hiện nay công tác khuyến nông ở địa phương ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của địa phương và kỳ vọng của người dân. Thống kê số liệu điều tra thực tế cho thấy có 48,7% số hộ làm nghề nông nghiệp không nhận được sự hỗ trợ của khuyến nông địa phương, 61,5% nông dân có tiếp xúc khuyến nông đánh giá hệ thống khuyến nông không đáp ứng được yêu cầu của họ. Do vậy, hệ thống khuyến nông cần phải đi sâu, đi sát hơn nữa để giải quyết những yêu cầu của người dân, đặc biệt là các nông dân nghèo; tăng cường cải thiện hoạt động khuyến nông như: tăng cường cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, mở rộng các câu lạc bộ khuyến nông, tuyên truyền về khuyến nông… Ngoài ra, để hỗ trợ tốt cho nông nghiệp của vùng cần phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan chức năng như các trạm thú y, trung tâm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, tổ chức tín dụng địa phương, UBND xã phường, phòng kinh tế quận huyện …

Chú trọng xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm nông nghiệp của vùng Gò Công. Điều này vô cùng quan trọng đối với các việc phát triển nông nghiệp của vùng. Gò Công có một số nông sản và hải sản chất lượng cao và rất nổi tiếng như sơ ri, dưa hấu, mãng cầu, vú sữa, tôm, nghêu… nhưng việc xây dựng thương hiệu để phát triển sản phẩm hiện nay chưa được chú trọng.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ: Hiện tại, công nghiệp và dịch vụ ở Gò Công chỉ dừng lại ở mức sơ khai, chỉ một vài cụm công nghiệp nhỏ về qui mô, yếu về chất lượng sản phẩm. Với vùng đất chật người đông như Gò Công, cần phải tạo ra nhiều việc làm hơn nữa trong công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang. Đã có rất nhiều dự án như cầu Mỹ Lợi, khu du lịch biển Tân Thành, KCN Đông Nam Tân Phước, KCN Bình Xuân tập trung phía Bắc vùng Gò Công, KCN dịch vụ dầu khí Tiền Giang ở huyện Gò Công Đông với qui mô 1.000 ha… nhưng tiến độ triển khai dự án rất chậm. Do vậy cần phải nhanh chóng đẩy mạnh các dự án này để thu hút đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra nhiều việc làm giúp các người dân có thu nhập cải thiện cuộc sống, đặc biệt là đối với các hộ nghèo mà không có đất nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có hiệu quả, cần phải kết hợp với các giải pháp khác như đào tạo nghề, sắp xếp lao động, kế hoạch tái định cư…

– Duy trì, mở rộng và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống như chả giò rế, bánh tráng, bánh phòng, đan nón bàng buông, đan thảm, chiếu udu, hủ tiếu, tủ thờ … để tạo ra nhiều việc làm thêm cho người dân nghèo và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao động của vùng.

– Phát triển ngành công nghiệp chế biến: Dù Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, một tỉnh có sản lượng nông sản lớn nhất nước, người dân chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp và một số sản phẩm được sản xuất với qui mô lớn nhưng công nghiệp chế biến của vùng hầu như đang bị bỏ ngõ. Hầu hết các sản phẩm đều bán thô hoặc qua sơ chế rồi chuyển đi nơi khác chế biến. Chính vì vậy vùng cần phải phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị của sản phẩm nông sản và tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong

việc kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực như thiết bị kỹ thuật công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, dịch vụ tín dụng, giao thông vận tải nhất là giao thông nông thôn

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 87)