Phân tích đặc điểm người nghèo ở vùng Gò Công

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 51)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.Phân tích đặc điểm người nghèo ở vùng Gò Công

3.2.1. Tình trạng nghèo phân theo khu vực

Bảng 3.4: Nhóm chi tiêu theo vùng định cư

Các nhóm chi tiêu theo đầu người

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá giàu Giàu

Nơi định Bình Nghị 47.4% 26.3% 15.8% .0% 10.5% Kiểng Phước 50.0% 37.5% 12.5% .0% .0% Bình Đông 34.5% 44.8% 6.9% 6.9% 6.9% Bình Xuân 36.8% 31.6% 5.3% 15.8% 10.5% Thành Công 36.4% 27.3% 31.8% 4.5% .0% Yên Luông 32.1% 35.7% 21.4% 7.1% 3.6% Thạnh Trị 36.8% 36.8% 10.5% 15.8% .0% Chung 38.2% 34.9% 15.1% 7.2% 4.6%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.6, các xã Bình Nghị và Kiểng Phước là những xã có tỷ lệ người nghèo cao nhất (Bình Nghị: 47,4%, Kiểng Phước: 50%), và cao hơn mức

trung bình chung (38,2%) rất nhiều. Theo Kiểm định Chi-square9 cho thấy yếu tố nơi định cư không có quan hệ với chi tiêu bình quân. Đây là kết quả khá hợp lý vì các xã được điều tra ở vùng Gò Công khá tương đồng do khoản cách địa lý giữa hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây không lớn, điều kiện tài nguyên như thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu khá giống nhau. Bên cạnh đó không có sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, xã hội giữa các xã điều tra trong vùng nên không có sự chênh lệch lớn trong chi tiêu bình quân của hộ.

3.2.2. Tình trạng nghèo phân theo giới tính của hộ Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu Bảng 3.5. Giới tính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu Giới tính của chủ hộ Tổng số hộ

Nữ Nam Nhóm nghèo (1) 34.6% 65.4% 58 Nhóm khá nghèo (2) 41.5% 58.5% 53 Nhóm trung bình (3) 29.1% 70.9% 23 Nhóm khá giàu (4) 27.3% 72.7% 11 Nhóm giàu (5) 14.3% 85.7% 7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.5, có thể nhận thấy tỷ lệ nữ giới ở nhóm hộ nghèo (34.6%) và nhóm khá nghèo (41,5%) cao hơn hẳn so với các nhóm khác. Điều này là do một số nguyên nhân. Theo suy nghĩ, lối sống của người dân nông thôn, nữ giới thường làm những công việc nhà, sinh đẻ và không nhất thiết phải học cao. Bên cạnh đó do tư tưởng trọng nam kinh nữ nên trong gia đình nam giới vẫn được ưu tiên đến trường, vì vậy nên nam giới thường có trình độ học vấn cao hơn nữ giới. Nữ giới cũng thường ít tham gia vào các hoạt động xã hội, nên mối quan hệ xã hội bị hạn chế và ít nhận được được sự hỗ trợ của cộng đồng hơn. Nữ giới cũng thường được phân chia tài sản, sở hữu tư liệu sản xuất ít hơn nam giới.

Theo kết quả điều tra ở vùng Gò Công, chủ hộ là nữ giới chỉ nắm giữ khoản 0,424 ha/hộ, nam giới là 0,523 ha/hộ, mặc dù con số này không có ý nghĩa thống kê10. Tất cả những yếu tố trên tạo phân biệt giữa nam và nữ trong sự phân chia nguồn lực và quan hệ xã hội ở vùng nông thôn.

Chi tiêu trung bình/năm đối với những hộ có chủ hộ là nữ (7.284.000 đồng/năm)thấp hơn so với nam giới (7.560.000 đồng/năm). Tuy sự chênh lệch không quá lớn và con số này cũng không có ý nghĩa thống kê11 (có thể do mẫu điều tra quá nhỏ) nhưng cũng cho thấy có chênh lệch trong chi tiêu của giữa những hộ có chủ hộ là nữ giới và những hộ có chủ hộ là nam giới.

3.2.3. Tình trạng nghèo phân theo qui mô của hộ

Bảng 3.6: Quy mô hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình quân

Nhóm chi tiêu Số nhân khẩu trung

bình của hộ (người) Tổng số hộ (hộ) Nhóm nghèo (1) 4.47 58 Nhóm khá nghèo (2) 3.96 53 Nhóm trung bình (3) 3.81 23 Nhóm khá giàu (4) 3.27 11 Nhóm giàu (5) 3.57 7 Tổng cộng 4.04 152

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Quy mô hộ gia đình của vùng Gò Công thuộc loại trung bình của tỉnh, 4,04 người/hộ (của tỉnh Tiền Giang là 4,02 người/hộ). Tuy nhiên, những hộ thuộc nhóm nghèo và nhóm khá nghèo có số nhân khẩu trung bình cao hơn các nhóm còn lại. Đây là đặc điểm chung ở nhiều nơi. Khi qui mô hộ càng lớn thì hộ có chi tiêu bình quân thấp hơn và nhiều khả năng bị nghèo hơn. Trung bình hộ nghèo ở

10 Xem phục lục 2

tỉnh Tiền Giang có khoản 4,51 người, ở vùng Gò Công là 4,47 người. Như vậy, người nghèo ở vùng Gò Công có số nhân khẩu trung bình cũng gần bằng với số nhân khẩu trung bình của tỉnh và cũng thể hiện đặc điểm chung của tỉnh là các hộ nghèo có số nhân khẩu cao hơn các hộ khác. Điều này một phần là do các hộ nghèo sinh đẻ không có kế hoạch, thiếu hiểu biết, quan niệm lạc hậu như trời sinh voi sinh cỏ, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nên cần nhiều lao động, tư tưởng trọng nam kinh nữ nên thích con trai, thiếu hiểu biết về sinh sản và sức khỏe gia đình nên thường xảy ra tình trạng sinh dày, sinh nhiều… Các gia đình có số thành viên trong hộ cao thường là những gia đình đông con nên không có điều kiện tốt để nuôi dạy con cái. Thông thường các gia đình đông con sẽ không có đủ điều kiện kinh tế để cho các con học hành đến nơi đến chốn, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng lao động của hộ. Do vậy, các hộ này thường là các hộ có thu nhập thấp và dễ rơi vào tình trạng nghèo. Ngoài ra, việc sinh nhiều, sinh dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của những lao động chính trong hộ và làm tăng khả năng rơi vào tình trạng nghèo.

3.2.4. Tình trạng nghèo phân theo trình độ học vấn của chủ hộ Bảng 3.7: Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ Bảng 3.7: Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ

Nhóm chi tiêu Trình độ học vấn trung

bình của chủ hộ (số năm đi học) Tổng số hộ Nhóm nghèo (1) 4.45 58 Nhóm khá nghèo (2) 7.15 53 Nhóm trung bình (3) 7.96 23 Nhóm khá giàu (4) 9.00 11 Nhóm giàu (5) 9.43 7 Chung 6.48 152

Nhìn chung trình độ học vấn trung bình của chủ hộ ở vùng Gò Công khá thấp, số trung bình chung là 6,48 năm đi học, con số này cũng xấp xỉ với số năm đi học trung bình của người dân trong tỉnh (năm 2007 số năm đi học của người dân Tỉnh Tiền Giang là 6,10 năm). Trung bình nhóm nghèo chỉ có khoản 4,45 năm đi học, tức chưa tốt nghiệp tiểu học. Trong khi nhóm giàu nhất có số năm đi học trung bình là 9,43 năm, tức hơn 2 lần so với nhóm nghèo nhất. Qua bảng 3.9, chúng ta có thể thấy rằng những nhóm hộ có chi tiêu càng cao thì có số năm đi học trung bình càng cao. Điều này chứng tỏ xu hướng nếu các lao động chính của hộ có số năm đi học càng cao thì xác suất nghèo càng thấp. Qua phân tích phương sai cho thấy có sự chênh lệch về trình độ học vấn của chủ hộ giữa nhóm nghèo so với các nhóm trung bình, khá nghèo12. Giữa nhóm nghèo và nhóm khá nghèo có sự chênh lệch rất lớn về trình độ học vấn trung bình của chủ hộ, trung bình chủ hộ thuộc nhóm khá nghèo đi học nhiều hơn nhóm nghèo 2,7 năm, tức cao hơn 1,5 lần. Trong khi đó giữa hộ giàu và khá giàu thì sự chênh lệch này là rất thấp (trung bình chủ hộ thuộc nhóm giàu đi học nhiều hơn nhóm khá giàu chỉ có 0,42 năm). Điều này cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến khả năng nghèo của hộ.

Trung bình chủ hộ là nam có số năm đi học nhiều hơn nữ 0,45 năm (tức gần như không có sự chênh lệch về số năm đến trường của nữ giới và nam giới ở Vùng Gò Công). Tuy nhiên con số này cũng không có ý nghĩa thống kê13, có thể do mẫu điều tra còn quá nhỏ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12Xem phụ lục 4

Bảng 3.8: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học và tình trạng nghèo Trình độ học vấn của chủ hộ Số hộ (hộ) Chi tiêu bình quân người (1000 đồng/năm) Số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ trong tổng số hộ nghèo (%) Không đi học hoặc tiểu học 74 6173,16 44 59,5 75,9 Trung học cơ sở 47 7440,79 12 25,5 20,7 Trung học phổ thông 21 9794,55 2 9,5 3,4 Trung cấp trở lên 10 12295,3 0 0 0 Chung 152 7468,22 58 38,16 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Qua bảng 3.8 có thể thấy rằng chủ hộ có trình độ học vấn thấp thì khả năng nghèo là rất cao. Đối với những hộ có chủ hộ không đi học hoặc chỉ học tiểu học thì có đến 59,5% hộ nghèo, cao hơn gấp 2 lần so với những hộ có chủ hộ có trình độ trung học cơ sở (25,5% hộ nghèo), và cao hơn gấp 5 lần so với những hộ có chủ hộ có trình độ trung học phổ thông (chỉ có 9,5% hộ nghèo), không có hộ nào có chủ hộ đạt trình độ trung cấp trở lên là hộ nghèo. Mặt khác, chi tiêu bình quân có sự chênh lệch rất lớn giữa nhóm hộ có trình độ thấp và trình độ cao. Trung bình một hộ có chủ hộ đạt trình độ trung học phổ thông chi tiêu nhiều gấp 1,58 lần nhóm hộ có chủ hộ không đi học hoặc học tiểu học, một hộ có chủ hộ đạt trình độ trung cấp trở lên chi tiêu nhiều gấp 2 lần nhóm hộ có chủ hộ không đi học hoặc học tiểu học. Rõ ràng trình độ học vấn thấp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo ở vùng Gò Công.

Qua tìm hiểu thực tiễn tại địa phương cho thấy, các gia đình nghèo thường cho con cái họ nghỉ học sớm do gánh nặng về chi phí học tập, đặc biệt là chi phí cơ hội khi cho con cái đi học. Thông thường các gia đình này cho con cái của họ đi học chỉ vừa đủ để biết đọc, biết viết. Khi con cái đạt khoản 12, 13 tuổi thì họ

cho nghỉ học để tham gia lao động sản xuất như nhặt cỏ, thu hoạch nông sản, chăn gia súc, gia cầm, bán hàng rong, bán vé số… Chính vì vậy cuộc sống vất vả cứ đeo bám các gia đình này từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mặc dù địa phương cũng đã có những chính sách tuyên truyền, vận động, hỗ trợ chi phí học tập như giảm học phí, tiền xây dựng, sách vở, cấp học bỗng cho các em thuộc diện nghèo… nhưng nhìn chung tình trạng bỏ học của các em học sinh thuộc diện gia đình nghèo vẫn diễn ra khá phổ biến ở địa phương do áp lực mưu sinh của gia đình.

3.2.5. Tình trạng nghèo phân theo nghề nghiệp của chủ hộ

Bảng 3.9: Lĩnh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nhóm chi tiêu Lĩnh vực Tổng số hộ

Phi nông nghiệp (%) Nông nghiệp (%)

Nhóm nghèo (1) 6.9% 93.1% 58 Nhóm khá nghèo (2) 21.7% 78.3% 53 Nhóm trung bình (3) 26.4% 73.6% 23 Nhóm khá giàu (4) 54.5% 45.5% 11 Nhóm giàu (5) 57.1% 42.9% 7 Chung 21.7% 78.3% 152

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Năm 2007, khoản 72% dân số tỉnh Tiền Giang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Số còn lại làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp. Theo bảng 3.9, số hộ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Gò Công là 78,3%, lĩnh vực phi nông nghiệp là 21,7%. Như vậy, tỷ lệ hộ làm nghề nông nghiệp là khá cao, điều này cũng khá hợp lý bởi vì dữ liệu khảo sát được thực hiện chủ yếu ở hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây là hai huyện có dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Thị xã Gò Công có dân số hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nhưng không được khảo sát vì không mang tính đại diện chung cho vùng.

Theo bảng 3.9, có thể thấy rõ nhóm hộ nghèo đa phần là những hộ hoạt động nông nghiệp, chiếm 93,1%. Nhóm khá nghèo có 78,3% số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, bằng số trung bình chung của vùng. Như vậy có thể thấy rõ đa phần những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Gò Công là những hộ thuộc nhóm nghèo hoặc khá nghèo. Một vùng có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và có đến 78,3% số hộ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đa phần các hộ sống dựa vào nông nghiệp lại thuộc những nhóm chi tiêu thấp là vấn đề rất đáng quan tâm.

Bảng 3.10: Nghề nghiệp của chủ hộ phân theo nhóm chi tiêu

Nghề nghiệp chính

của chủ hộ Nghèo Nhóm chi tiêu theo đầu người (%) Khá

nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Trồng trọt 45.6 49.6 36.4 30.3 23.4 46.7 Chăn nuôi 9.1 14.8 24.1 32.4 33.3 13.4 Làm thuê 30.9 16.3 2.5 0 0 15.4 Buôn bán 4.1 7.6 15.3 17.8 32.1 9.6 Cán bộ nhân viên 0 1.2 5.2 10.2 11.2 5.1 Thợ thủ công, may 8.6 10.1 14.5 6.1 0 8.4 Nghề khác 1.7 0.4 2 3.2 0 1.4

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Theo bảng 3.10 những hộ có mức chi tiêu bình quân thấp đa phần làm nghề trồng trọt và làm thuê. Những hộ thuộc nhóm nghèo và khá nghèo thu nhập chủ yếu đến từ việc trồng trọt. Cây trồng chủ yếu của các hộ này là cây hoa màu như đậu, cà, rau cải,…và cây lúa. Đây là các loại cây cho thu nhập thấp do giá cả không ổn định, sản lượng và chất lượng sản phẩm thấp vì thổ nhưỡng và thời tiết của vùng Gò Công không thực sự thuận lợi để phát triển các loại cây này. Đặc biệt nhóm hộ nghèo có đến 30,9% chủ hộ đi làm thuê, nhóm khá nghèo có 16,3%, trong khi nhóm khá giàu, giàu không có người đi làm thuê. Những công việc họ thường được thuê làm là làm đất, gặt thuê, trông nôm đầm cá tôm, thu hoạch nông sản, thu hoạch lúa… Đây là đa phần là những công việc

mang tính thời thời vụ, thu nhập thấp. Do vậy họ thường xuyên rơi vào tình trạng thất nghiệp và túng thiếu. Như vậy trên 85% hộ nghèo có nghề nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp.

Những hộ khá giàu và hộ giàu có số người làm nghề trồng trọt và buôn bán chiếm tỷ trọng khá cao. Có thể thấy những nhóm hộ có chi tiêu bình quân càng lớn thì có số hộ làm nghề chăn nuôi càng lớn. Nếu như nhóm nghèo nhất chỉ có 9,1% hộ làm nghề chăn nuôi thì nhóm khá giàu là 32,4%, nhóm giàu là 33,3%. Trong những năm gần đây chăn nuôi ở vùng Gò Công phát triển rất mạnh, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá, nghêu… và chăn nuôi gia súc gia cầm như: gà, vịt, heo, dê,… Do đặc điểm của vùng Gò Công giáp biển, sông rạch nhiều nên rất thích hợp để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm, cá và đây thực sự là ngành đã giúp rất nhiều hộ thoát nghèo và trở nên khá giả. Do vậy chăn nuôi có thể là hướng ra cho những hộ nghèo, vì vậy cần phải có những giải pháp để phát triển chăn nuôi của vùng để việc giảm nghèo của vùng Gò Công đạt hiệu quả.

3.2.6. Tình trạng nghèo phân theo tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ. Bảng 3.11: Quy mô hộ và tỷ lệ người phụ thuộc trung bình phân theo nhóm Bảng 3.11: Quy mô hộ và tỷ lệ người phụ thuộc trung bình phân theo nhóm

chi tiêu

Nhóm chi tiêu theo đầu người Nghèo Khá

nghèo Trung bình Khá giàu Giàu Chung

Qui mô hộ (người) 4.47 3.83 3.96 3.27 3.57 4.04

Số người phụ thuộc

trung bình (người) 2.12 1.68 1.39 1.00 1.14 1.73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ người phụ thuộc

trung bình trong hộ (%) 47.49 43.84 35.16 30.56 32.00 42.83

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại vùng Gò Công, 2009

Trung bình mỗi hộ ở vùng Gò Công có 1,73 người sống phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 42,83%, đây là con số tương đối cao. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn về

số người phụ thuộc giữa các nhóm chi tiêu14. Trung bình một hộ nghèo có 2,12 người sống phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 47,49% số thành viên trong hộ. Điều đó có

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo ở vùng Gò Công Luận văn thạc sĩ (Trang 51)