- Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.
3.3.2 Từ phía Ban lãnh đạo Nhà trƣờng
+ Ban lãnh đạo trường phải xác định đúng vị trí của công tác KSNB, coi công tác KSNB là một bộ phận có ý nghĩa quyết định sự thành công của trường.
+ Ban lãnh đạo trường nên chú trọng tạo dựng môi trường văn hóa trong đó đề cao tính trung thực và giá trị đạo đức, phải làm gương cho nhân viên.
+ Ban lãnh đạo các cấp phải nhận thức rõ vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc đạt được mục tiêu của toàn đơn vị nói chung và của từng bộ phận nói riêng.
+ Ban lãnh đạo nên tuyên truyền giúp toàn thể cán bộ nhân viên, giảng viên hiểu rõ tầm quan trọng của KSNB.
+ Khuyến khích các nhân viên phát hiện các rủi ro.
+ Khẩn trương ban hành các văn bản quy định việc kiểm tra độc lập giữa các bộ phận.
+ Ban lãnh đạo cần phối hợp với các phòng ban để lập kế hoạch và tìm nhân sự cho việc thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ.
+ Tổ chức tập huấn cho các bộ phận cũng như các cá nhân kiến thức về KSNB. + Ban Giám hiệu cần thường xuyên đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ có được vận hành hiệu quả hay không để có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
+ Tập trung nguồn lực trong việc xây dựng và thực hiện công tác KSNB
Lựa chọn nguồn nhân lực trẻ, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, tính năng động, nhiệt tình, dễ thích nghi, phân công đội ngũ này vào các chốt kiểm soát chủ yếu trong trong các quy trình hoạt động.
Cân đối tài chính để thực hiện việc xây dựng các quy chế, quy định, mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu kiểm soát, thực hiện các chính sách động viên khuyến khích người lao động, nhưng phải cân nhắc dựa trên quan điểm cân đối lợi ích và chi phí. Tuy nhiên, việc đầu tư trang thiết bị, cũng như các công cụ sử dụng đến nguồn tài chính phải cân nhắc thận trọng trước khi ra quyết định vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân đối nguồn tài chính hiện nay của nhà trường.