- Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài.
3.3 Một số kiến nghị 1 Từ phía Nhà nƣớc
3.3.1 Từ phía Nhà nƣớc
Nhà nước cần tăng cường trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ sự nghiệp. Định kỳ, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hoá ở các đơn vị đó, kịp thời xử lý các vướng mắc và cập nhật, bổ sung các chính sách chế độ cho phù hợp.
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm kiểm soát nội bộ còn khá mới mẻ. Các nhà quản lý trong lĩnh vực này chưa hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc đạt được các mục tiêu mà đơn vị đã đề ra. Trong đó, mục
tiêu giáo dục không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến một tổ chức, một cá nhân, chất lượng giáo dục có thể ảnh hưởng đến toàn xã hội. Do đó, nhà nước cần Xây dựng Hướng dẫn về kiểm soát nội bộ trong khu vực công làm cơ sở hướng dẫn và tăng cường kiểm soát nội bộ trong các đơn vị sự nghiệp. Hướng dẫn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Hướng dẫn chuẩn mực kiểm soát nội bộ của INTOSAI và của một số quốc gia khác.
Hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả đầu ra của các đơn vị sự nghiệp; hình thành tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ sự nghiệp công với sự tham gia của Nhà nước, các nhà chuyên môn và xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa vào chương trình đào tạo cán bộ
quản lý những kiến thức và kỹ năng về thiết lập kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ
giúp Ban lãnh đạo có cái nhìn toàn diện về vấn đề kiểm soát trong Nhà trường theo hướng xác định mục tiêu, đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát; đồng thời tạo lập một môi trường kiểm soát tốt đi đôi với một hệ thống thông tin hữu hiệu. Do đó, khái niệm và các chuẩn mực kiểm soát nội bộ cần được đưa vào chương trình đào tạo cán bộ quản lý các đơn vị khu vực công.