Xuất phát từ tính rủi ro cao trong hoạt động của các NHTM

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 35)

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Bản chất của các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là “đi vay để cho vay”. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian, cầu nối giữa một bên có vốn tạm thời dư thừa và một bên cần vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh tiền tệ là một ngành kinh doanh đặc thù có

một vai trò và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới nền tài chính của một quốc gia.

Hoạt động của ngân hàng hay của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì mục tiêu lớn nhất cũng là tối đa hóa lợi nhuận của mình. Để tối đa hóa lợi nhuận của mình bắt buộc các ngân hàng phải sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để đầu tư, cho vay. Cho nên bất kỳ lúc nào thì ngân hàng cũng chỉ dự trữ một một lượng tiền rất nhỏ so với tổng số tiền mà khách hàng đã gửi. Tuy nhiên, đặc thù của tiền gửi là không có kỳ hạn (cho dù đấy là tiền gửi trong thời hạn 6 tháng, 12 tháng hay 2 năm thì khách hàng vẫn có thể rút tiền trước thời hạn gửi tiền), nhưng ngược lại, bất kỳ một khoản vay nào cũng có kỳ hạn nhất định mà ngân hàng chỉ có quyền lấy lại khoản vay khi đã đến kỳ hạn thanh toán. Điều đó có nghĩa là người gửi tiền thì bất kỳ lúc nào cũng có thể rút tiền gửi từ ngân hàng, song tiền của họ đang được người khác sử dụng ngân hàng lại không thể muốn thu hồi về bất kỳ lúc nào cũng được. Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu rút tiền, một bên là lượng dự trữ nhỏ bé tại ngân hàng luôn có khả năng tạo ra tình trạng mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán nếu như ngân hàng không có những biện pháp khắc phục. "Với vai trò truyền thống của mình là cầu nối giữa nhu cầu gửi tiền ngắn hạn và nhu cầu vay trung và dài hạn, các ngân hàng luôn dễ bị tổn thương bởí bất kỳ sự mất lòng tin của người gửi tiền vào khả năng tài chính, gây ra sự tháo chạy khỏi ngân hàng. Nếu một ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền hoặc

đổi tiền, công chúng cũng sẽ mất lòng tin vào cả các ngân hàng khác” [32].

Rủi ro thanh toán xẩy ra trong hoạt động của ngân hàng có thể do nhiều nguyên nhân như: do ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư, cho vay nhưng chưa thu hồi được vì chưa đến kì hạn khách hàng trả nợ, hay do các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối... dẫn đến những khoản lỗ lớn mà ngân hàng có thể không dự tính được trước buộc phải dùng vốn của ngân hàng để bù đắp từ

đó làm cho ngân hàng không đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn; hoặc có nhiều khoản vay kém chất lượng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của nó mà dẫn đến ngân hàng không thu được nợ làm cho ngân hàng không có đủ tiền đề thực hiện việc chi trả đối với khách hàng là người gửi tiền.

Đối với các ngân hàng thì nguồn gốc then chốt trong việc mất khả năng chi trả đó chính là việc ngân hàng đi vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Khi khoản vốn vay ngắn hạn đã bị người cho vay (người gửi tiền) đến rút mà các khoản cho vay trung và dài hạn chưa thu hồi được thì nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán có thể xẩy ra. Nếu như không thanh toán được cho người gửi tiền thì nguy cơ dẫn đến mất tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, thông tin đó rất dễ lan rộng ra tới những người gửi tiền khác dẫn đến những người gửi tiền đến rút tiền hàng loạt thì nguy cơ mất khả năng thanh toán ngày càng trầm trọng hơn và có thể dẫn đến ngân hàng bị phá sản.

Như vậy, do tính chất đặc thù trong các hoạt động ngân hàng mà dẫn tới ngân hàng luôn đứng trước hiểm họa về mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán đối với khách hàng. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản NHTM.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)