Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 78 - 82)

Phần lớn các vấn đề liên quan đến mất khả năng thanh toán và phá sản tại Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của luật liên bang, ví dụ: Đạo luật số 95-598 về mất khả năng thanh toán và phá sản được Nghị viện Hoa Kỳ thông qua ngày 6/10/1978 có hiệu lực từ ngày 1/10/1979. Ngoài ra, Tòa tối cao Hoa Kỳ công bố các tập án lệ và các hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến phá sản.

Điểm đặc thù trong pháp luật về phá sản của Hoa Kỳ là các văn bản pháp luật kể trên không điều chỉnh quan hệ mất khả năng thanh toán và phá sản của các loại hình doanh nghiệp đặc biệt như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, các tập đoàn đường sắt, các tổ hợp xây dựng... mà được qui định trong các đạo luật riêng biệt [27].

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ thì Tổng công ty BHTG liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC) và Ủy ban Thanh tra tài chính cũng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản các ngân hàng. FDIC là một tổ chức thực hiện các chức năng giám sát tình hình tài chính, cảnh báo cho các ngân hàng mua BHTG, thực hiện BHTG và phục hồi tài chính cho các ngân hàng, tham gia vào giải quyết thanh lý các ngân hàng trong sự phối hợp với Cục dự trữ Liên bang, Ủy ban thanh tra Tài chính. Sau năm 1982 với sự cho phép trong các điều luật bổ sung về thẩm quyền, FDIC được mở rộng thẩm quyền trong lĩnh vực trợ giúp, phục hồi các ngân hàng gặp khó khăn, bao

gồm: cung cấp các khoản tín dụng, bảo lãnh vay, nhận tiền gửi, sở hữu các chứng khoán... nhằm mục đích ngăn chặn sự sụp đổ, phục hồi sự hoạt động bình thường của ngân hàng, đóng bảo hiểm, sắp xếp, tổ chức việc cơ cấu lại ngân hàng, trợ giúp việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng....

Các cơ quan chính phủ thường cố gắng không để các ngân hàng lớn phá sản. Ví dụ, khi Continental Illinois National Bank of Chicago bị mất vốn nặng nề năm 1984, Hội đồng quản lý Hệ thống dự trữ Liên bang đã nhanh chóng cứu trợ bằng việc cung ứng nguồn vốn cho vay tạm thời, và công ty bảo hiểm tín dụng Liên Bang đã cấp hàng tỷ USD để không cho phép ngân hàng này phá sản. Tuy nhiên, có những trường hợp ngân hàng lớn vẫn không thoát khỏi phá sản. Năm 1991, cơ quan kiểm tra tiền tệ đã tuyên bố phá sản đối với ngân hàng Bank of New England và hai chi nhánh của nó [24].

Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản, FDIC có thể thành lập “ngân

hàng cầu nối” (bridge bank) để sáp nhập các tài sản có và tài sản nợ khác của

ngân hàng, mua các tài sản có của ngân hàng bị phá sản và cung cấp dịch vụ ngân hàng. “Ngân hàng cầu nối” thường được thành lập với điều kiện:

- Các chi phí cho việc tổ chức và hoạt động của “ngân hàng cầu nối”

không vượt quá chi phí chi cho việc xóa ngân hàng hoặc các ngân hàng đã bị đóng cửa.

- Việc tiếp tục các hoạt động ngân hàng được bảo hộ là cần thiết cho khu vực nơi có ngân hàng đó.

- Việc tiếp tục các hoạt động của ngân hàng được bảo hộ là cần thiết cho những người gửi tiền tại ngân hàng đã bị đóng cửa và những tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thời hạn hoạt động bình thường của “ngân hàng cầu nối” là 2 năm. Trong thời hạn này, FDIC vừa cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng được bảo trợ, vừa bắc cầu nối từ ngân hàng bị phá sản tới người mua thích

hợp. Các bên quan tâm đến việc mua bán các tài sản có và các tài sản nợ của

“ngân hàng cầu nối” có thể thông qua FDIC để tìm hiểu tình hình sự vụ và

gửi đến FDIC các đơn xin tham gia vào cuộc mua bán. FDIC bảo đảm các chi phí tác nghiệp cho “ngân hàng cầu nối”. Theo pháp luật, “ngân hàng cầu nối” có thể được thành lập không cần vốn nhưng vẫn có tất cả các quyền hạn của ngân hàng quốc gia hay ngân hàng của bang. Theo Luật BHTG thì “ngân

hàng cầu nối” có thể nhận các khoản tiền gửi, nhận các tài sản nợ khác (kể cả

tài sản nợ liên quan đến giao dịch ủy thác), mua các tài sản có (kể cả tài sản có liên quan đến giao dịch ủy thác) của ngân hàng được bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu thấy hợp lý; thực hiện bất kỳ chức năng tạm thời nào khác [28, trang 28 - 29].

Pháp luật phá sản các ngân hàng của Hoa Kỳ cũng không tồn tại thủ tục phục hồi sau khi đã có quyết định của Cơ quan Thanh tra tài chính hoặc Cơ quan hành pháp bang. Tập đoàn BHTG tín dụng sẽ được cử làm người quản lý tài sản ngân hàng phá sản, thực hiện phương án chi trả tiền gửi, sau đó tiến hành thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản....

Việc yêu cầu phá sản TCTD có thể được thực hiện bởi các tổ chức ở bên ngoài như (i) đại lý được thuê, (ii) tổ chức chính của cơ quan quản lý liên bang, hoặc (iii) FDIC sau khi có một hoặc các lý do được quy định trong Đạo luật về bảo hiểm tiền ký quỹ Liên bang (Federal Deposit Insurance Act – FDIC Act). Một trong các lý do để yêu cầu phá sản TCTD là cơ quan có thẩm quyền thấy rằng, TCTD đang hoạt động một cách không an toàn hoặc không đáp ứng được các yêu cầu thanh toán của các chủ nợ.

Đình nợ (Stays) là giai đoạn được phép tạm thời ngăn các chủ nợ yêu cầu thực hiện việc thanh toán. Theo quy định của Đạo luật Bảo hiểm tiền ký quỹ Liên bang (FDIC Act), thời gian đình nợ tối đa là 60 ngày. Yêu cầu đình nợ phải được Toà án chấp thuận. Tuy nhiên, trong Đạo luật này, không quy

định thẩm quyền về việc đình nợ đối với các hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng ký quỹ. Đặc biệt, FDIC không thể giữ các hợp đồng có hiệu lực trong khi ngăn cản các bên ký kết khi họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Do vậy, FDIC không thể đưa ra các biện pháp tự bảo vệ như là thanh lý tài sản ký quỹ. Tuy nhiên, FDIC, với tư cách là một người nhận tài sản từ việc phá sản, có thẩm quyền rộng rãi để phủ nhận hoặc thoái thác các hợp đồng trong một thời gian hợp lý. Bởi FDIC không thể bắt buộc thực hiện hợp đồng đã thoái thác, các biện pháp của các bên ký kết hợp đồng bị thoái thác thực hiện sẽ bị hạn chế đối với các thiệt hại trước đó. Một số hợp đồng hội tụ đủ một số điều kiện nhất định sẽ được đưa vào các trường hợp ngoại lệ của giai đoạn đình nợ.

Việc phá sản NHTM được thực hiện theo thủ tục hành chính. Điều lệ của NHTM bị rút và các lợi ích kiểm soát của cổ đông bị chấm dứt, các viên chức chính của NHTM và những người quản lý cấp cao của NHTM bị FDIC với tư cách là người nhận hoặc người bảo quản bãi khỏi chức vụ. Tất cả các hoạt động này đều không có sự tham gia của Toà án. Sau khi được chỉ định là người nhận hoặc người bảo quản, FDIC chịu trách nhiệm duy nhất trong việc thực hiện thủ tục phá sản của NHTM. Với tư cách là người nhận hay người bảo quản, FDIC tập hợp các thông tin từ NHTM, các chủ nợ của NHTM và chủ nợ khác. FDIC là cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị hiệu lực các yêu cầu thanh toán trong giới hạn mà pháp luật và các quy định của FDIC cho phép, từ bỏ các tài sản, thanh toán hoặc chuyển nhượng các trách nhiệm. FDIC sẽ đơn phương đưa ra tất cả các quyết định cần thiết để thực hiện việc thanh lý hoặc tái tổ chức lại NHTM.

Không có bất kỳ cơ quan giám sát độc lập nào, (tương tự như Toà án…) tồn tại trong quá trình phá sản NHTM. Hơn nữa, khi một người nhận hoặc người bảo quản được chỉ định, không có cơ chế nào cho các chủ nợ,

người quản lý hoặc cổ đông được tham gia vào quá trình giải quyết phá sản, ngoài việc nộp các yêu cầu thanh toán và cung cấp các thông tin theo yêu cầu. Những người đưa ra yêu cầu bị hạn chế quyền kháng cáo lại các quyết định trước khi các quyết định đó được ký.

FDIC quy định một danh sách các thứ tự ưu tiên mà theo đó, các chủ nợ sẽ được nhận thanh toán. Thứ tự ưu tiên hàng đầu là các chi phí hành chính cho quá trình thực hiện thủ tục phá sản.

Năm 1993, Đạo luật Thứ ưu tiên của chủ nợ đã được thông qua. Theo đó tất cả các chủ nợ và đặc biệt là các chủ nợ trong nước bao gồm cả FDIC thông qua thỏa thuận về thứ tự ưu tiên thanh toán.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)