Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 82 - 86)

Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa cũ... cho nên Cộng hòa Liên bang Nga có một số điều kiện, bối cảnh tương đồng với Việt Nam. Nghiên cứu pháp luật phá sản nói chung và pháp luật phá sản các TCTD nói riêng của Cộng hòa Liên bang Nga có một ý nghĩa nhất định trong nghiên cứu xây dựng pháp luật phá sản Việt Nam.

Luật Phá sản đầu tiên kể từ sau khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Nga được thông qua ngày 19/11/1992. Sáu năm sau, ngày 8/01/1998 Luật Phá sản doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật Phá sản năm 1992.

Trong lĩnh vực ngân hàng, ngày 25/2/1999 Viện Đuma Quốc gia Cộng hòa Liên bang Nga thông qua Luật Phá sản các TCTD, sau đó được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào ngày 2/2/2000 và lần thứ hai ngày 19/6/2001. Như vậy, tại thời điểm hiện nay trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Nga, các quan hệ về phá sản các TCTD chịu sự điều chỉnh bởi Luật Phá sản doanh nghiệp

ngày 8/01/1998 với tính chất là luật chung vừa chịu sự điều chỉnh của Luật Phá sản các TCTD với tính chất là luật chuyên ngành [27].

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số quy định của pháp luật Nga về phá sản TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Các nội dung này được trình bày trên cơ sở tóm lược các quy định của Luật Liên bang số NO. 40- FZ ngày 25 tháng 2 năm 1999 về phá sản TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung).

Theo đó, phá sản một TCTD là việc một TCTD theo công nhận của Toà án Trọng tài, mất khả năng đáp ứng các yêu cầu của chủ nợ liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền và/hoặc thực hiện nghĩa vụ thực hiện các khoản thanh toán bắt buộc. Một TCTD sẽ bị coi là không đáp ứng được các yêu cầu thanh toán của chủ nợ liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền và/hoặc đáp ứng được nghĩa vụ thực hiện các khoản thanh toán bắt buộc nếu tổ chức đó không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình trong vòng một tháng kể từ ngày đến hạn.

- Để ngặn chặn việc phá sản của TCTD, các biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

+ Xây dựng các biện pháp phục hồi về tài chính cho TCTD; + Chỉ định một Ban quản trị lâm thời để quản lý TCTD; + Tổ chức lại TCTD;

- Các biện pháp trên đây được thực hiện chỉ khi có các cơ sở sau:

+ Nếu TCTD liên tục quá 6 tháng, không đáp ứng được các yêu cầu của chủ nợ là cá nhân liên quan đến nghĩa vụ thanh toán tiền và/hoặc không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán bắt bắt buộc trong vòng 3 ngày, kể từ ngày hết hạn.

+ Không đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán bắt buộc của chủ nợ là cá nhân trong vòng một thời hạn quá 3 ngày, kể từ ngày

đến hạn và/hoặc ngày bị rơi vào hiện tượng thiếu hoặc không có quỹ trong tài khoản tương ứng của TCTD;

+ Không thể ngăn chặn được hơn 20% giảm tuyệt đối của nguồn vốn của tổ chức này so với lượng lớn nhất đã đạt được trong 12 tháng trước đó và vào cùng thời điểm vi phạm các tiêu chuẩn bắt buộc do Ngân hàng Trung ương Nga quy định;

+ Vi phạm các tiêu chuẩn về nguồn vốn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Trung ương Nga;

+ Đã vi phạm tiêu chuẩn về tiêu chuẩn khả năng thanh khoản hiện tại của TCTD theo quy định của Ngân hàng Trung ương Nga hơn 10% quá 10 tháng;

- Ban quản trị lâm thời là một cơ quan quản lý đặc biệt của TCTD do Ngân hàng Trung ương Nga chỉ định. Thời gian hoạt động của Ban Quản trị lâm thời sẽ không quá 6 tháng.

- Chức năng của Ban Quản trị lâm thời trong trường hợp giới hạn thẩm quyền của cơ quan điều hành của TCTD cụ thể như sau:

+ Tham gia vào việc dự thảo các biện pháp phục hồi về tài chính cho TCTD và kiểm soát quá trình thực hiện các biện pháp đó;

+ Kiểm soát việc bán các tài sản của TCTD trong giới hạn Điều lệ của tổ chức đó;

+ Các chức năng khác theo quy định của pháp luật liên bang.

- Chức năng của Ban Quản trị lâm thời trong trường hợp cơ quan điều hành của TCTD bị đình chỉ:

+ Thực hiện các hoạt động thuộc thẩm quyền của Ban điều hành của TCTD;

+ Dự thảo các biện pháp phục hồi về tài chính cho TCTD và kiểm soát quá trình thực hiện các biện pháp đó;

+ Đưa ra các biện pháp bảo vệ tài sản và tài liệu của TCTD;

+ Lập danh sách các chủ nợ của TCTD và số lượng các yêu cầu của những chủ nợ đó và trách nhiệm thanh toán tiền;

+ Thực hiện các bước cần thiết để thu hồi số nợ mà TCTD là chủ nợ; + Kiến nghị Ngân hàng Trung ương Nga khuyến cáo việc đình nợ đối với các chủ nợ của TCTD;

+ Các chức năng khác theo quy định của pháp luật liên bang.

- Pháp luật Cộng hòa Liên bang Nga về phá sản TCTD qui định các hình thức phục hồi tình hình tài chính của TCTD một cách cụ thể, rõ ràng và có sự linh hoạt khi quy định về phục hồi tình hình tài chính của TCTD. Theo đó Luật Liên bang Nga qui định Ngân hàng Trung ương Liên Bang Nga có thể ra quyết định phục hồi nhưng không nhất thiết thành lập Hội đồng điều hành tạm thời. Hội đồng này chỉ được thành lập khi có đủ cơ sở qui định tại Điều 17 Luật Phá sản các TCTD Liên bang Nga.

- Luật Phá sản các TCTD của Cộng hòa Liên bang Nga qui định rõ: Giai đoạn phục hồi con nợ và thỏa thuận về phương án phục hồi con nợ quy định trong Luật Phá sản doanh nghiệp không áp dụng đối với phá sản các TCTD [30, Điều 5].

- Hồ sơ phá sản TCTD sẽ được Toà án Trọng tài xem xét theo quy định của Luật thủ tục trọng tài của Liên Bang Nga và Luật Liên bang về phá sản TCTD.

- Những người sau đây sẽ có quyền nộp yêu cầu mở thủ tục phá sản TCTD lên Toà án Trọng tài:

+ Các chủ nợ (kể cả cá nhân gửi tiền, chủ tài khoản tại ngân hàng); + Tự bản thân TCTD mắc nợ và chủ sở hữu của nó;

+ Ngân hàng Trung ương;

+ Cơ quan thuế hoặc cơ quan khác do luật Liên bang quy định liên quan đến việc thanh toán các khoản bắt buộc vào ngân sách hoặc quỹ ngân sách cá biệt khác.

Các chủ nợ và cơ quan có thẩm quyền chỉ được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sau khi Ngân hàng Trung ương đã rút giấy phép hoạt động của TCTD. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công bố rút giấy phép hoạt động của TCTD, Ngân hàng Trung ương có nghĩa vụ nộp đơn đến Tòa án trọng tài yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD. Trong trường hợp các TCTD và các cơ quan có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản thì một bản sao hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản TCTD phải được gửi tới Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Liên bang Nga [30, Điều 50.4].

- Vụ việc phá sản có thể bắt đầu bởi Toà án Trọng tài chỉ sau khi giấy phép của TCTD đã bị rút. Thủ tục phá sản được tiến hành theo thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng trọng tài, Luật Phá sản các TCTD và trong trường hợp Luật Phá sản các TCTD không quy định thì áp dụng các quy định theo Luật Phá sản các doanh nghiệp chung. Thời hạn giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản tại Tòa án Trọng tài tối đa là 2 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trong trường hợp Tòa án Trọng tài ra quyết định tuyên bố phá sản TCTD thì thời gian để giải quyết phá sản TCTD là 01 năm và có thể gia hạn tối đa 06 tháng.

- Trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày Tòa án Trọng tài tuyên bố phá sản TCTD, chủ sở hữu/cổ đông của TCTD bị xác định là có lỗi gây ra tình trạng phá sản của TCTD sẽ không được nắm giữ trên 5% cổ phần của bất kỳ một TCTD nào khác [30, Điều 14].

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)