Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật khi xử lý NHTM lâm vào tình trạng phá sản

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 105)

khi xử lý NHTM lâm vào tình trạng phá sản

Như chúng tôi đã trình bày, ngân hàng hoạt động kinh doanh khác với các doanh nghiệp khác đó là kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước khi hoạch định chính sách tài chính ngân hàng là vừa phải bảo đảm môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả của các ngân hàng, đồng thời cũng cần có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần có những chính sách, những quy định pháp luật cụ thể để vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nâng cao tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng, đồng thời Nhà nước cũng cần có những chính sách, các quy định pháp luật cụ thể để tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh khi các ngân hàng gặp khó khăn và đặc biệt là khi ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản nhằm hạn chế một cách tối đa những hậu quả xấu có thể phát sinh từ việc phá sản các NHTM.

Hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật khác nhau như Luật các TCTD, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các quy định về BHTG.... Chính vì vậy khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phá sản NHTM không chỉ căn cứ vào các quy định của Luật Phá sản năm 2004 mà cần phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật khi xử lý NHTM lâm vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)