Xuất phát từ sự chi phối lớn của Nhà nƣớc đối với hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 34 - 35)

của ngân hàng

Hoạt động của các NHTM trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều chịu sự chi phối rất lớn của Nhà nước xuất phát từ vai trò của các ngân hàng này trong nền kinh tế cũng như đặc thù trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với Việt Nam hoạt động của các NHTM chịu sự chi phối lớn của NHNN thể hiện qua việc cấp phép và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng này.

Việc cấp phép và giám sát chặt chẽ các ngân hàng chủ yếu xuất phát từ yêu cầu ngăn ngừa sự khủng hoảng và mối quan tâm về sự an toàn của nguồn tiết kiệm xã hội gửi tại ngân hàng. Mặc dù hoạt động giám sát ngân hàng chỉ khẳng định sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng riêng lẻ nào đó, nhưng lý do thuyết phục nhất cho việc đưa ra các quy định về giám sát ngân hàng một cách chặt chẽ chính là mối quan tâm về sự an toàn và lành mạnh của cả hệ thống ngân hàng và hơn cả là nền kinh tế quốc gia. Thậm chí, việc bảo vệ nguồn tiết kiệm xã hội được đưa ra không chỉ vì mục tiêu xã hội mà còn bởi sự lo sợ mất lòng tin của công chúng có thể dẫn đến sự tháo chạy nguồn tiền gửi tại hệ thống ngân hàng. Do đó, việc điều chỉnh chặt chẽ đối

với các ngân hàng phải được định hướng cơ bản dựa trên sự cân nhắc mang tính hệ thống [32].

Pháp luật Việt Nam không chỉ quy định về vai trò của NHNN trong việc cấp phép và giám sát chặt chẽ các hoạt động của NHTM mà còn quy định vai trò của NHNN trong việc hỗ trợ các NHTM lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Theo đó khi một NHTM lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng chi trả, có nguy cơ mất khả năng thanh toán thì NHNN thông qua các khoản vay đặc biệt để hỗ trợ các NHTM chi trả tiền cho khách hàng nhằm tránh tình trạng ngân hàng bị phá sản. Mặt khác, trong trường hợp này NHTM bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Mọi hoạt động của NHTM đều đặt dưới sự kiểm soát của Ban kiểm soát đặc biệt. Sau khi NHNN đã có văn bản thể hiện rõ là không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt nếu NHTM vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của những người có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì Tòa án mới áp dụng thủ tục giải quyết phá sản đối với ngân hàng đó. Chính vì vậy cần phải xây dựng các quy định đặc thù trong việc giải quyết phá sản NHTM cho phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan cũng như phù hợp với vai trò của NHNN trong quá trình tổ chức, hoạt động và giải quyết phá sản NHTM.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 34 - 35)