Sửa đổi quy đinh về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thờ

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 119)

thời

Điều 34 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định “việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật

Phá sản”. Tuy nhiên theo quy định của Điều 55 của Luật Phá sản năm 2004

thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ xẩy ra “trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp

khẩn cấp tạm thời sau đây để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp”. Trong lúc

đó theo quy định của Luật Phá sản năm 2004 (Điều 9) và Nghị định số 05/2010/NĐ-CP (Điều 6) thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ được thành lập khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản. Như vậy biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu được áp dụng sẽ rất muộn so với thời điểm chủ nợ hoặc con nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nên trong nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tài sản của doanh nghiệp trước lúc có quyết định mở thủ tục phá sản không được bảo toàn. Chính vì vậy theo quan điểm của tôi cần quy định thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sớm hơn, cụ thể là ngay sau khi chủ nợ và con nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đồng thời cũng quy định rõ nội dung các biện pháp khẩn cấp tạm thời, như quy định ngăn chặn con nợ định đoạt tài sản của mình, đình chỉ việc thi hành án đã có hiệu lực pháp luật đối với con nợ... Bên cạnh đó cần quy định chi tiết hơn quyền khiếu nại của các bên đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)