THỦ TỤC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN NHTM TRONG TRƢỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 72 - 75)

ĐẶC BIỆT

Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định bất cứ một doanh nghiệp, hợp tác xã nào bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đều phải trải qua giai đoạn xây dựng phương án hòa giải và giải pháp tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, họp Hội nghị chủ nợ để bàn bạc, xem xét phương án này và sau đó nếu không được sự chấp nhận của Hội nghị chủ nợ thì Tòa án mới được ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Quy định này dẫn tới hậu quả là mặc dù tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trên thực tế đã không còn gì đáng kể, bản thân chủ doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã và các chủ nợ không muốn phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã đó nhưng theo quy định thì doanh nghiệp, hợp tác xã đó vẫn phải bắt buộc thực hiện đầy đủ các bước trên. Quy định như vậy dẫn tới việc tổ chức lại doanh nghiệp trong trường hợp đó rõ ràng sẽ không có kết quả thực tế, mặt khác còn trái với ý muốn của các đương sự. Việc quy định áp đặt như vậy là không phù hợp với thực tế, dẫn tới việc tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã trở nên hình thức, gây lãng phí thời gian, tiền bạc cho cả doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ, cả các chủ nợ, cả Tòa án và các chủ thể khác có liên quan. Trên thực tế, khi thi hành những quy định này cho thấy nhiều Tòa án địa phương đã rất lúng túng khi gặp phải những trường hợp doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản đã hoàn toàn rơi vào tình trạng không còn tài sản gì đáng kể, nếu thụ lý để giải quyết thì phải tiến hành đầy đủ các giai đoạn theo quy định pháp luật dẫn tới những chi phí không nhỏ. Ngược lại, nếu không thực hiện đầy đủ các thủ tục này thì Tòa án lại bị coi là vi phạm pháp luật.

Để khắc phục tình trạng này, Luật Phá sản năm 2004 đã đi theo hướng quy định nhiều thủ tục khác nhau khi giải quyết doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản năm 2004 thì

thủ tục phá sản bao gồm các thủ tục như: thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ; thủ tục tuyên bố phá sản. Sau quyết định mở thủ tục phá sản, căn cứ vào tình trạng thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Tòa án sẽ quyết định áp dụng thủ tục nào cho phù hợp, đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng phục hồi, Tòa án sẽ áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ; nếu xác định tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã không đủ để thanh toán chi phí phá sản thì Tòa án có thể tuyên bố phá sản ngay. Trong quá trình áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nếu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Tòa án cũng có thể quyết định chuyển từ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh sang áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ hoặc tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Quy định như vậy tạo điều kiện cho Tòa án có sự linh động trong việc áp dụng luật khi giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với những doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng phục hồi thì nhanh chóng chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, hợp tác xã đó, vừa giảm thiểu đến mức tối đa chi phí, thời gian cho việc tiến hành thủ tục phá sản, vừa bảo vệ được tối đa quyền lợi của các chủ nợ.

Trên cơ sở các quy định của Luật Phá sản năm 2004, Nghị định số 05/2010/NĐ-CP quy định về việc giải quyết NHTM lâm vào tình trạng phá sản không phải trong mọi trường hợp Tòa án đều phải tiến hành theo một trình tự thủ tục nhất định. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì thủ tục phá sản áp dụng đối với TCTD lâm vào tình trạng nói chung và NHTM nói riêng bao gồm: (i) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; (ii) phục hồi hoạt động kinh doanh; (iii) thanh lý tài sản, các khoản nợ; (iv) tuyên bố TCTD phá sản. Tuy nhiên trong trường hợp NHNN Việt Nam đã có văn bản chấm dứt

kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với TCTD, sau khi mở thủ tục phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố TCTD phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp đặc biệt này được quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP như sau:

- Trường hợp TCTD đã được NHNN Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD mà không triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét áp dụng thủ tục phục hồi.

- NHNN Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, BHTG Việt Nam có trách nhiệm bàn giao kết quả hỗ trợ tài chính (tài sản, hồ sơ, tài liệu có liên quan) cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản ngay sau khi Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập.

- Sau khi Tổ quản lý, thanh lý tài sản tiếp nhận kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán từ NHNN Việt Nam, kết quả hỗ trợ tài chính từ BHTG Việt Nam, Tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD.

Như vậy thủ tục giải quyết phá sản NHTM trong trường hợp đặc biệt khác với doanh nghiệp thông thường khác về điều kiện để áp dụng đó là

“TCTD đã được NHNN Việt Nam đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Nghị định số 05/2010/NĐ-CP cũng quy định cụ thể trách nhiệm của

NHNN Việt Nam, BHTG Việt Nam trong việc bàn giao kết quả kiểm soát đặc biệt, kết quả áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán, kết quả hỗ trợ tài chính. Đây là một quy định hợp lý phù hợp với những đặc thù trong việc giải quyết phá sản NHTM ở Việt Nam.

2.6. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN NHTM Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)