Mô hình pháp luật điều chỉnh đối với việc giải quyết phá sản NHTM là không giống nhau

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 98 - 99)

NHTM là không giống nhau

Khi nghiên cứu pháp luật các nước về giải quyết phá sản NHTM cho thấy, hầu hết các quốc gia đều có những quy định đặc thù để giải quyết TCTD nói chung và NHTM nói riêng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên những quy định đặc thù đó ở mỗi quốc gia lại không giống nhau, cũng như cơ sở pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng khác nhau. Về cơ bản, mô hình pháp luật điều chỉnh đối với việc giải quyết TCTD nói chung và NHTM nói riêng lâm vào tình trạng phá sản có hai mô hình chủ yếu như sau:

- Mô hình thứ nhất: Pháp luật những nước thuộc mô hình này có các

quy định riêng áp dụng cho quá trình giải quyết phá sản/mất khả năng thanh toán của một ngân hàng do một cơ quan giám sát hoặc cơ quan BHTG thực hiện. Luật phá sản quốc gia không áp dụng cho các ngân hàng. Ở mô hình này, có thể có quy định riêng về trách nhiệm của các thành viên mạng lưới an toàn tài chính (những nhà giám sát ngân hàng hay BHTG) trong quá trình đó, cũng có thể do tòa án thanh lý/phá sản chịu trách nhiệm. Điển hình pháp luật thuộc mô hình này là một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Norway,…

- Mô hình thứ hai: (Mô hình các quốc gia Châu Âu) Ở mô hình này

việc giải quyết phá sản ngân hàng dựa trên khuôn khổ pháp lý chung về phá sản và mất khả năng thanh toán, do Tòa phá sản thực hiện, đồng thời có những quy định đặc thù dành cho việc giải quyết phá sản TCTD nói chung và NHTM nói riêng. Tuy nhiên, cũng giống như mô hình thứ nhất, thường là cũng có các quy định riêng hoặc miễn trừ dành cho ngân hàng. Tòa án sẽ tiến hành các trình tự này. Ở mô hình này, vai trò đặc biệt của cơ quan giám sát ngân hàng cũng đồng thời được pháp luật quy định.

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 98 - 99)