CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẶC THÙ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT PHÁ SẢN NHTM Ở

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 28)

VIỆT NAM

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng có quan hệ mật thiết với lịch sử hình thành và phát triển của tiền tệ. Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, khi sản xuất hàng hóa phát triển thì kéo theo sự hình thành và phát triển các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau. Việc mua, bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau làm nảy sinh nhu cầu đổi tiền. Các thương nhân phải đổi các loại tiền của mình để lấy các loại tiền khác thích ứng với từng quan hệ mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu đổi tiền của các thương nhân, xã hội xuất hiện tầng lớp thương nhân mới đó là những người làm nghề đổi tiền. Ban đầu tầng lớp thương nhân mới này chỉ thuần túy làm nghề đổi tiền nhưng dần dần do yêu cầu của khách hàng mà họ thực hiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay.... Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nghề đổi tiền và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng.

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bắc Italia vào thời kỳ trung cổ. Người Italia gọi nghề kinh doanh này bằng từ “Banco”[25, trang 8].

Sự ra đời của tiền tệ và hoạt động ngân hàng đánh dấu bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một chủ thể không thể thiếu cho sự vận hành thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. Hoạt động ngân hàng cũng là một loại hình hoạt động kinh tế. Do vậy trong nền kinh tế thị trường nó cũng chịu sự tác động và điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường. Hoạt động ngân hàng, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, tác động đến các hoạt động kinh tế khác, liên

quan đến lợi ích của nhiều chủ thể và luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, một khi xẩy ra rủi ro thì thường mang tính chất phản ứng dây chuyền, tác động đến nhiều hoạt động, nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Do vậy để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng rất cần đến sự can thiệp, điều tiết và kiểm soát từ phía nhà nước. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đã cho thấy rằng, trong sự vận động và phát triển của ngân hàng và hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất cần thiết và không thể thiếu vắng sự can thiệp, quản lý, điều tiết và kiểm soát từ phía Nhà nước, trong đó pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngân hàng là một loại doanh nghiệp, trong quá trình hoạt động của mình cũng có thể bị thua lỗ, lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho nên sự điều chỉnh của pháp luật không chỉ riêng trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của nó mà cần có những quy định pháp luật cụ thể về thủ tục phá sản nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngân hàng cũng như của các chủ nợ, con nợ của ngân hàng.

Pháp luật phá sản có vị trí quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế hiện nay chúng ta cần phải hoàn thiện các quy định về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung và trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp nói riêng để đáp ứng được sự phát triển đa dạng của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) thì “đối với các ngành khác, nếu một Công ty hoạt động không hiệu quả thì phải phá sản, nhưng với ngành ngân hàng thì việc phá sản là điều khó có thể chấp nhận được, vì nó tạo ra

hiệu ứng hệ thống, gây ra những tác động khó lường” [32]. Qua nghiên cứu

pháp luật phá sản một số nước trên thế giới chúng tôi thấy rằng một thông lệ chung là pháp luật các nước có những quy định đặc thù về giải quyết phá sản áp dụng đối với TCTD nói chung và ngân hàng nói riêng. Việc cần phải có

những quy định đặc thù trong việc xử lý ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản có thể được lý giải bởi chính những yếu tố đặc thù trong hoạt động của các ngân hàng như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng pháp luật về phá sản Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam (Trang 28)