- CBTT về giao dịch của các cổ đông nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin và cổđông lớn;
2.1.2. Đánh giá thực trạng hoạt động công bố thông tinc ủa công ty niêm yết
Trong những ngày tháng tư này, khi mùa nộp báo cáo thường niên, mùa đại hội cổ đông thường niên…diễn ra sôi động. Ở những diễn đàn ấy câu chuyện về CBTT không còn là đề tài mới, nhưng luôn “nóng” và luôn thu hút sự chú ý nhất của các bên tham gia thị trường. Những con số, sự kiện, ý kiến, đặc biệt là những báo cáo được phù phép…không chỉ gây “sốc”, làm tiêu hủy lòng tin của nhà đầu tư mà còn làm đau đầu những nhà quản lý và thêm một vết đen làm xấu đi hình ảnh doanh nghiệp. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động CBTT của CTNY để thấy rõ những kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế là những luận giải về các nguyên nhân khách quan chủ quan của hiện trạng CBTT của CTNY hiện nay.
2.1.2.1. Những tồn tại hạn chế
Thứ nhất, các qui định về CBTT của CTNY chưa được thực hiện triệt để.
Nhìn chung TTCK Việt nam trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ là điều không ai có thể phủ nhận, nhưng nhìn nhận lại những thay đổi của thị trường thì hoạt động CBTT vẫn chưa có những cải tiến đáng kể. Xem xét ý thức tuân thủ pháp luật của CTNY còn nhiều vấn đề tồn tại hạn chế. Chỉ nói riêng về việc lập và nộp BCTC, báo cáo thường niên trong nghĩa vụ CBTT định kỳ theo qui định vẫn còn khá nhiều CTNY chưa thực hiện nghiêm túc. Những con số mà UBCKNN đưa ra luôn làm cho những người quan tâm theo sát thị trường giật mình. Ví dụ: Tính đến ngày 31/03/2009, số lượng các công ty nộp BCTC kiểm toán và báo cáo thường niên (năm 2008) theo yêu cầu CBTT định kỳ trên Sở GDCK TP HCM lần lượt là 97/177 và 32/177, trong khi đó tại sở GDCK Hà Nội tương ứng là
105/168 và 33/168. Một số lượng rất lớn các ông ty xin hoãn hoặc chậm nộp BCTC tuy không còn là vấn đề mới mẻ, nhưng phần nào cho thấy nhiều CTNY vẫn còn chưa thực sự nghiên túc trong việc CBTT mặc dù UBCK NN vẫn liên tục đề nghị các CTNY, nhất là các công ty mới niêm yết về việc tuân thủ chế độ báo cáo và CBTT bằng việc yêu cầu hai sở GDCK nhắc nhở trực tiếp, đồng thời UBCKNN cũng có công văn yêu cầu các công ty chậm nộp báo các không được vin vào những lý do không phù hợp để trì hoãn nghĩa vụ của mình [21].
Ở một khía cạnh khác khi xem xét về hình thức và phương tiện CBTT cho thấy, không ít doanh nghiệp niêm yết còn chưa có website, hoặc có nhưng thông tin công bố trên đó còn sơ sài. Thực trạng này đã được phản ánh tại hội nghị các công ty niêm yết, do UBCKNN phối hợp cùng với 2 sở giao dịc HOSE và HNX tổ chức ngày 8/04/2009 tại Hà Nội. Đánh giá về hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết trong thời gian qua, ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý phát hành (Ủy ban Chứng khoán) cho biết, tính đến ngày 31/3/2009, 176/177 công ty đang niêm yết tại HOSE đã xây dựng website, nhưng chỉ có 135/177 (chiếm 76,27%) công ty cập nhật đầy đủ các thông tin đã công bố thông tin cho HOSE. Trong khi đó, trên HNX có 95,8% công ty niêm yết xây dựng website công bố thông tin. Tuy nhiên, nhiều website của các công ty niêm yết còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin ...Tình trạng này tạo rào cản đối với khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư.
Thứ hai, chất lượng thông tin công bố chưa đạt yêu cầu, số liệu kế toán trong BCTC trước và sau kiểm toán còn sai lệch phổ biến.
Một thực trạng gần đây cho thấy đa số các CTNY khi công bố các BCTC trước và sau kiểm toán có sự không khớp với nhau, các thông tin trong các báo cáo còn sơ sài, đơn điệu, mang tính một chiều, hầu như chỉ phản ánh thông tin tốt của doanh nghiệp niêm yết, các CTNY chưa có thói quen cung cấp và sử dụng thông tin đa chiều. Rất nhiều CTNY đã công bố báo cáo tài
chính trước và sau kiểm toán có sự “vênh” nhau về con số. Điển hình như trường hợp: Công ty cổ phần Bóng đèn Điện quang (DQC), lợi nhuận trước thuế năm 2009 bị điều chỉnh giảm 6,89 tỷ đồng, chỉ đạt 6,62 tỷ đồng thay vì 13,51 tỷ đồng như số liệu trước kiểm toán, chênh tới trên 50%. Trong báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước DQC đã giải trình phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ cũng chỉ còn 4,17 tỷ đồng, giảm 3,02 tỷ đồng so với số dự báo trước đó; Tiếp theo danh sách này phải kể đến các DN như Công ty CP thủy hải sản Việt Nhật (VNH) và Công ty CP Ninh Vân Bay (NVT) với lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm hơn 50% so với số liệu đã công bố, kế đến là Công ty CP đầu tư địa ốc Khang An (KAC) giảm 37,6%, Công ty CP Tập đoàn thép Tiến Lên (TLH) giảm gần 28,5%, Công ty CP vận tải biển Vinaship (VNA) giảm 9%... Giải thích với HoSE về sự vấn đề này, các DN đã viện rất nhiều lý do, trong đó có những lý do rất “không chính đáng” như... nhầm lẫn [44].
Sau kiểm toán, lợi nhuận năm 2009 của VCG giảm gần 257 tỷ đồng…Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin hoàn tất báo cáo tài chính năm 2009 có kiểm toán vào ngày 31-8-2010. Ba ngày sau, ngày 3-9-2010 hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s (S&P) gửi văn bản cho Vinashin, hạ mức xếp hạng uy tín tín dụng của tập đoàn này xuống một bậc. S&P cho rằng Vinashin không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình một cách đầy đủ và đúng hạn. Một trong những nguyên nhân khiến S&P có cái nhìn theo hướng tiêu cực về Vinashin là sự thiếu hoặc không đầy đủ thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như tài chính của tập đoàn này.
Trong bài viết “Lợi nhuận sau kiểm toán "vênh" là bình thường” của tác giả Nguyễn Thuận - Ban phân tích cổ phiếu, đăng trên Stox.vnđã đưa ra những số liệu minh chứng hùng hồn trong các bảng thống kê sau đây [44],[45]:
Bảng 2.1: Số công ty có điều chỉnh số liệu BCTC năm 2010
Nội dung điều chỉnh Doanh thu Tỷ lệ Lợi nhuận cổ đông
Tỷ lệ
Điều chỉnh tăng 82 18% 146 33%
Không thay đổi 274 62% 99 22%
Điều chỉnh giảm 86 20% 197 45%
Tổng số các CT đã công bố BCTC
442 100% 442 100%
Bảng 2.2: Tốp 5 điều chỉnh tăng lợi nhuận cổ đông năm 2010
Mã Chứng khoán
Trước kiểm toán (Tỷ VNĐ)
Sau kiểm toán (Tỷ VNĐ) Chênh lệch (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ TRC 66.71 274.61 + 207.90 312% PNJ 34.28 212.02 +177.74 519% NNC 19.88 78.62 + 58.74 295% ATA 8.44 46.34 +37.90 449% VC3 35.17 69.43 + 34.26 97%
Bảng 2.3 : Tốp 5 điều chỉnh giảm lợi nhuận cổ đông năm 2010
Mã Chứng khoán
Trước kiểm toán (Tỷ VNĐ)
Sau kiểm toán (Tỷ VNĐ) Chênh lệch (Tỷ VNĐ) Tỷ lệ MSN 2,634.81 2,283.04 - 351.77 13% DDM 0.47 (74.32) (74.79) 15790% PVX 629.05 586.55 - 42.50 7% HAG 2,131.44 2,093.58 - 37.86 2% POM 692.90 658.07 - 34.83 5%
Ghi chú: Chênh lệch trước và sau kiểm toán được định nghĩa là số liệu trên BCTC chưa được kiểm toán (thường là BCTC quý 4 có trình bày số luỹ kế) trừđi số liệu trên BCTC đã được kiểm toán.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính - kinh tế cho rằng, chênh lệch trước và sau kiểm toán là chuyện bình thường. Theo thông lệ trong kiểm toán báo cáo tài chính, việc kiểm toán viên đề xuất điều chỉnh các bút toán để phù hợp với chế độ kế toán và phản ánh hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp là điều rất bình thường và rất phổ biến. Đây cũng là lý do mà các doanh nghiệp cần đến một dịch vụ chuyên nghiệp. Không chỉ bởi các kiểm toán viên và các hãng kiểm toán có kiến thức và trình độ chuyên sâu trong việc xử lý và hạch toán các nghiệp vụ. Hơn nữa, các quy định và chế độ kế toán không phải bao giờ cũng rõ ràng. Ví dụ như việc đánh giá và ghi nhận lỗ lãi số dư các khoản vay ngoại tệ, vấn đềđịnh giá các khoản đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết,…
Tuy nhiên mức độ và quy mô các chênh lệch ở Việt Nam cho thấy nhiều vấn đề nghiêm trọng. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM trong thời gian gần đây cũng nêu vấn đề thực trạng chênh lệch trước và sau kiểm toán này. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và của nhà đầu tư. Họ là những người được tiếp cận thông tin ở giai đoạn sau so với nhiều cổ đông nội bộ.Thực tế này sẽ không là vấn đề lớn nếu khoảng cách công bố thông tin chưa kiểm toán hay sơ bộ và báo cáo tài chính đã kiểm toán được thu hẹp. Theo quy định Thông tư 09/2010/TT-BTC, thời gian để Công ty đại chúng, CTNY công bố báo cáo kiểm toán BCTC, báo cáo thường niên… là 100 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sự bất cân xứng về thông tin tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích có những hoạt động giao dịch khác nhau.
Các BCTC được các CTNY mặc dù đã được lập theo mẫu qui định, song nội dung cò sơ sài, chỉ đề cập một cách chung chung, chủ yếu là số liệu kế toán không có diễn giải…cổ đông và nhà đầu tư cần và quan tâm nhiều thông tin hơn rất nhiều so với các thông tin trên báo cáo tài chính. Những thông tin về tình hình hoạt động, cơ cấu doanh số, tình hình triển khai dự án,
các chỉ số chuyên dùng cho nhà đầu tư như EBITDA, EBIT, hay dòng tiền tương lai, nhu cầu vốn đầu tư… thì hoàn toàn vắng bóng trong báo cáo tài chính. Bản giải trình kết quả kinh doanh hàng quý và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh rất ít có doanh nghiệp thực hiện. Đặc biệt các khoản mục “bất thường” hay không mang tính lặp lại trong mô hình kinh doanh của công ty không được đề cập trong BCTC. Trong khi đó, Điều này cực kỳ cần thiết tại Việt Nam khi mà rất nhiều câu chuyện lợi nhuận công ty tăng đột biến từ việc bán tàu, thanh lý dàn xe taxi, chuyển nhượng một lô đất của một công ty không liên quan đến kinh doanh bất động sản, khoản chênh lệch kế toán được ghi nhận do đánh giá lại tài sản đem góp vốn liên doanh… Đây là các khoản lợi nhuận bất thường hay thuật ngữ trong giới đầu tư chuyên nghiệp gọi là “surprised earnings” và rất quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của cổ phiếu [37].
Có nhiều câu chuyện “cười ra nước mắt”, cũng có nhiều thiệt hại từ các BCTC gian lận được công bố, làm bài học cho các công ty. Thế nhưng việc công khai và minh bạch thông tin vẫn không được nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt. Cuối cùng người bị thiệt hại là những nhà đầu tư.
Thứ ba, tình trạng vi phạm pháp luật về CBTT còn diễn ra phổ biến và mang tính tái diễn
Một thực trạng đáng buồn trên diễn ra trên TTCK Việt Nam trong những năm gần đây là sự vi phạm pháp luật về TTCK nói chung và vi phạm nghĩa vụ CBTT của CTNY còn diễn ra phổ biến, công khai, mang tính hệ thống. Thực tế hoạt động của thị trường cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT của các CTNY phổ biến diễn ra ỏ các loại vi phạm sau [7],[8] : + Một là, do doanh nghiệp cố tình công bố những thông tin sai sự thật. Về mặt chủ quan, cũng có doanh nghiệp có dụng ý xấu muốn bưng bít thông tin, không muốn công khai những thông tin không có lợi. Về vi phạm này điển hình phải kể đến trường hợp của công ty cổ phần Bông Bạch tuyết (BBT) đảo ngược lãi thành lỗ hai năm liên tiếp năm 2006,2007. Trước đó
Lãnh đạo doanh nghiệp đã cấu kết với công ty kiểm toán đưa ra những kết quả và thông tin không đúng về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán năm 2007 của BBT do công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thực hiện thông báo lãi 2,25 tỷ đồng. Nhưng sau đó cũng chính công ty kiểm toán này làm lại, ra con số lỗ 6,8 tỷ đồng, năm 2006 BBT cũng bị lỗ gần 8,6 tỷ đồng. Thế nhưng chính vì báo cáo lãi nên thời điểm đó trên thị trường chứng khoán, giá của BBT có lúc lên đến 25.000đ/cổ phiếu và giảm xuống 5.800đ/ CP, sau khi những khoản lỗ được công bố... Hậu quả của những việc làm này là ngày 11/07/2008 cổ phiếu BBT đã bị Sở GDCK tp Hồ Chí Minh ra quyết định ngừng giao dịch và đưa vào diện kiểm soát, sau đó bị huỷ niêm yết vào ngày 07/08/2009 và chuyển sang giao dịch tại thị trường OTC với giá trị rất thấp [48]… Những vụ việc gian lận như trên đã làm cho các nhà đầu tư mất niềm tin vào TTCK, giá cổ phiếu của các CTNY sụt giảm nghiêm trọng và có nguy cơ dẫn đến phá sản.
Hai là, các doanh nghiệp không thực hiện CBTT trong một số trường hợp pháp luật qui định phải CBTT. Nhiều Công ty Đại chúng phát hành trái qui định, chào bán chứng khoán không báo cáo UBCKNN, trở thành công ty đại chúng mà không đăng ký và không thực hiện CBTT theo qui định của pháp luật, hiện trạng này đã diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây. Hoạt động phát hành của các công ty đại chúng vẫn còn mang tính tự phát, không hoàn toàn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Không ít tổ chức phát hành huy động vốn trên TTCK để đầu tư trở lại vào chứng khoán mà không phải để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên bong bóng thị trường và rủi ro mất vốn khi thị trường sụt giảm. Hoạt động chào bán riêng lẻ không có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật và quản lý của các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến các hành vi lạm dụng, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của TTCK. Bên cạnh đó, việc tuân thủ chào bán ra công chúng phải đăng ký với UBCKNN còn hạn chế (đặc biệt
vào thời kỳ ngay sau khi Luật chứng khoán mới ban hành) đã tạo nên những rủi ro tiềm ẩn cho TTCK.
Ba là, các doanh nghiệp công bố thông tin định kỳ chậm, không kịp thời đến các nhà đầu tư. Với nhiều lý do khác nhau cả về khách quan lẫn chủ quan, nhiều CTNY phải xin nộp muộn các BCTC, kể cả BCTC quý và năm, Bác cáo chưa kiểm toán và đã được kiểm toán. Hiện trạng này diễn ra phổ biến, mang tính tái diễn. Nhiều CTNY được xem là có truyền thống vi phạm về chậm CBTT.
Bốn là, các doanh nghiệp chưa công bố thông tin bất thường một cách đầy đủ và trách nhiệm. Nhiều CTNY hoặc cá nhân thuộc đối tượng CBTT đã bị các cơ quan quản lý cảnh báo do vi phạm qui chế CBTT bất thường như về nghị quyết của Đại hội cổ đông, Hội đồng quả trị trong việc mua lại cổ phiếu quĩ, giao dịch cổ phiếu nội bộ…Hoặc ở một khía cạnh khác Các CTNY, người có liên quan đã CBTT về dự định thực hiện các giao dịch cổ phiếu nhưng không thực hiện hoặc thực hiện ngược lại những gì đã công bố. Hiện tượng phổ biến xảy ra gần đây là việc công bố thông tin mua vào hàng triệu cổ phiếu quỹ hay việc thoái vốn hàng loạt ở các công ty con/liên kết của CYNY hoặc nhà đầu tư tổ chức, nhưng ngay sau đó thông báo hủy bỏ quyết định giao dịch trên. Điển hình như Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVX) công bố bán 1,2 triệu cổ phần Công ty cổ phần Hồng Hà Dầu khí (PHH), sau đó hủy việc bán với lý do thị trường không tốt. Giá chứng khoán biến đổi rất nhanh khi hấp thụ thông tin “nóng” kể trên và ngay sau khi các CTNY công bố “không thực hiện việc mua/bán do thời điểm thị trường không thuận lợi”,