Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 28)

- Thông tin trên thị trường niêm yết có thể làm công ty đối mặt nhiều hơn với những rủi ro từ những hành vi phi pháp, mộ t doanh nghi ệ p có

1.2.1.Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết

TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết công bố thông tin của công ty niêm yết

Tuân thủ pháp luật là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói chung, với đặc trưng là một thị trường giao dịch có tổ chức, việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường này, nhất là các công ty niêm yết là vấn đề cần được đề cao. Do vậy, hoạt động công bố thông tin của các chủ thể tham gia TTCK nói chung và của công ty niêm yết nói riêng, cần thiết phải có sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật là cần thiết, khách quan, xuất phát từ những lý do sau đây:

Mt là, Để t chc và vn hành th trường TTCK. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn đã chứng minh rằng, bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới, kể cả thị trường tập trung hay thị trường phi tập trung đều hoạt động dựa trên sự kết nối của các thông tin giữa tổ chức phát hành và người nắm giữ bằng chứng xác nhận về quyền sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được xem như là loại “Tư bản giả” trong tay người nắm giữ chúng. Vì vậy chứng khoán chỉ có thể lưu thông trên thị trường khi đi kèm với các thông tin về lượng tư bản thật đang được tổ chức nào nắm giữ? đầu tư kinh doanh như thế nào? Người đầu tư mua cổ phiếu của một công ty không phải chỉ mua tài sản thanh lý của công ty, mà là mua tiềm năng tạo ra lợi nhuận của công ty, đây là hàng hoá vô hình luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Hàng hoá này được định giá thông qua những thông tin đánh giá tiềm năng tạo lợi nhuận và thông tin xác định những rủi ro có thể gặp phải. Thực tế là người đầu tư phải bỏ ra một tài sản có thực là tiền, để đổi lấy những tờ giấy cam kết mà giá trị của nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố rủi ro,

có thể làm nó trở thành con số không, nhưng cũng có thể có giá trị rất lớn. Cũng chính vì vậy, bên cạnh những rủi ro khách quan liên quan đến những vận động ngoài chủ ý của người tham gia thị trường, nhà đầu tư thường gặp nhiều rủi ro chủ quan khác, đặc biệt là những rủi ro mang tính chủ định, cố ý xâm hại lợi ích của người đầu tư, có nguồn gốc từ những xung đột lợi ích với các đối tượng khác tham gia thị trường, chẳng hạn như thiếu thông tin hay mất lợi thế do không có thông tin sớm, thông tin quan trọng...để xác định giá trị chứng khoán khi mua bán; rủi ro gặp phải từ những hoạt động lừa đảo trên thị trường; rủi ro khi bị người khác lợi dụng lợi thế, vị thế để chiếm đoạt lợi ích, rủi ro khi bị lỗi do dịch vụ thị trường không hoàn thiện... Khi gặp phải những rủi ro này, lợi ích của người đầu tư có thể bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì vậy, một thị trường vốn sẽ không thể phát triển hay sẽ không có người đầu tư trên thị trường, nếu không được tạo ra những luật chơi và phương tiện giảm thiểu rủi ro kể trên, có thể làm tiêu huỷ lòng tin của người đầu tư. Người đầu tư chỉ có thể bỏ tiền vào thị trường khi anh ta thấy rằng anh ấy đang tham gia một cuộc chơi công bằng, minh bạch và lợi ích anh ta xứng đáng được hưởng phải được bảo đảm.

Hai là, Để phc v hot động đầu tư chng khoán. Giá trị của thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán là rất lớn. Do đó, nếu hoạt động CBTT không được kiểm soát bằng các quy định pháp luật thì việc chiếm dụng thông tin, tước đoạt cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư, làm nhiễu loạn thông tin: tung tin đồn; bán thông tin nội bộ của người quản trị công ty sẽ diễn ra vì lợi ích tư của họ … sẽ trở thành ngòi nổ cho sự thao túng và khủng hoảng TTCK.

Mặc dù không thể phủ nhận giá trị của to lớn của thông tin trong hoạt động đầu tư chứng khoán, nhưng việc định giá giá trị của thông tin là rất khó khăn. Vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động CBTT là tính kịp thời của thông tin. Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối

với hoạt động CBTT của CTNY sẽ góp phần rất lớn vào việc phát hiện và ngăn chặn tình trạng chiếm dụng thông tin, chiếm đoạt các cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư khác... đồng thời cũng sẽ khắc phục được tình trạng thông tin hạn chế, thông tin bất cân xứng trên TTCK. Khi thông tin đã được công bố đầy đủ, chính xác nhanh chóng và công bằng trên thị trường, nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của họ [28].

Ba là, Để bo v quyn li ích chính đáng ca nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khoán tập trung, các hoạt động diễn ra đa dạng như: Chào bán, môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, lưu ký, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán... Do vậy, kéo theo sự tham gia nhiều nhóm chủ thể khác nhau và ở mỗi hoạt động đó luôn có sự tham gia của các nhà đầu tư, họ luôn cần được bảo vệ khỏi những hành vi lừa dối, thiếu trung thực của các chủ thể khác. Mặt khác, cổ phiếu của công ty niêm yết là một loại hàng hoá đặc biệt, khác với hàng hoá thông thường là người mua có thể đánh giá, kiểm tra được ngay khi sử dụng, chất lượng của hàng hoá khi mua thông qua việc có ngay sản phẩm để kiểm tra chất lượng. Còn đối với hàng hoá là chứng khoán, nhất là cổ phiếu, muốn đánh giá chất lượng của nó, người ta phải có được rất nhiều thông tin chính xác, và phải có khả năng phân tích, xử lý thông tin qua những phương pháp chuyên nghiệp. Bằng các quy định của pháp luật Nhà nước thể hiện sự can thiệp cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin và tìm hiểu thị trường còn hạn chế. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của chủ thể niêm yết được quy định ngay ở những khâu đầu tiên như việc đặt ra những điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng với chế độ công bố thông tin rất chặt chẽ, nhằm bảo đảm chứng khoán giao dịch tại thị trường phải là hàng hoá có chất lượng, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư.

Bn là, Để hn chế nguy cơ lm quyn ca người qun tr công ty và giám sát hot động ca công ty. Hoạt động hàng ngày của công ty được điều hành bởi những nhà quản trị công ty. Họ chính là những người thay mặt các cổ đông (chủ sở hữu công ty) để triển khai chiến lược kinh doanh và trực tiếp thực hiện các giao dịch kinh doanh. Khi đó, người quản trị công ty có thể lạm dụng vị trí của mình để thực hiện các giao dịch ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Các biểu hiện của việc lạm quyền trong quản trị công ty là: Không tuân thủ các quy tắc đạo đức của người quản trị; Dẫn dắt công ty xa rời mục tiêu hoạt động của công ty; Thông đồng với cổ đông/nhóm cổ đông lớn trong Hội đồng quản trị để trục lợi; Không thường xuyên báo cáo công tác cho Ban kiểm soát công ty; Cố tình che giấu thông tin để trục lợi hoặc tiếp tay cho các giao dịch nội gián [18]...Nếu công ty tuân thủ đầy đủ các quy định về CBTT sẽ góp phần kiểm soát và ngăn chặn sự lạm quyền của người quản trị.

Hoạt động của công cũng được giám sát bởi nhiều thiết chế khác nhau, như Điều lệ công ty (quy định về cơ cấu tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Tổng giám đốc/giám đốc, Ban Kiểm soát); các thiết chế quyền lực trong nội bộ công ty giám sát lẫn nhau; giám sát của cổ đông thông qua việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu; giám sát của thị trường và giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Công cụ hữu hiệu để các thiết chế giám sát hoạt động của công ty chính là việc minh bạch và rõ ràng trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết. Việc thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng phải dựa trên các thông tin mà mình thu thập được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nói một cách khác đi, công khai, minh bạch thông tin sẽ tạo được động lực cho công ty thực hiện tốt các

mục tiêu mà mình đã đề ra thông qua sự nỗ lực của người quản trị và các thiết chế giám sát công ty.

Năm là, Để TTCK phát trin bn vng, lành mnh đáp ng điu kin hi nhp kinh tế quc tế và trin khai các cam kết ca Vit Nam khi gia nhp WTO. TTCK chỉ có thể phát triển an toàn, bền vững khi bảo đảm tính minh bạch trên thị trường. Một thị trường hoạt động mà có nhiều thiết chế ngầm chi phối thì độ an toàn không cao và dễ xảy ra khủng hoảng. Việc tạo lập một cơ chế đồng bộ cho việc phát triển TTCK là yêu cầu cần thiết đối với một thị trường non trẻ như Việt Nam. Trong mỗi giai đoạn phát triển, pháp luật về CBTT của CTNY phải cụ thể hoá được các yêu cầu phát triển của TTCK, đặt ra các qui định cụ thể nhằm thực hiện việc minh bạch và công khai hoá thông tin đối với các chủ thể tham gia thị trường. Các mục tiêu, chính sách phát triển TTCK cần phải được công bố rộng rãi, kịp thời cho công chúng và nhà đầu tư biết, tránh tình trạng nhà đầu tư không thể thực hiện được mục tiêu đầu tư của mình do không thể dự liệu được chính sách phát triển mà Nhà nước định hướng trong tương lai.

Việt Nam đã là thành viên của WTO và những cam kết trong lĩnh vực chứng khoán cũng đã có hiệu lực thi hành. Việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán làm cho TTCK sôi động hơn qua việc tham gia của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài; đồng thời cũng tạo được môi trường thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các công ty chứng khoán trong nước. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán trong nước cũng phải đối mặt với những khó khăn do tiềm lực tài chính, quy mô và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Việc thực hiện các dịch vụ chứng khoán còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh chứng khoán còn thấp. Tuy là ngành dịch vụ mới ở

nước ta, song trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, lĩnh vực chứng khoán cũng thu hút được sự quan tâm của khá nhiều thành viên WTO, nhất là các thành viên có nền tài chính phát triển.

Nhìn chung các cam kết trong lĩnh vực chứng khoán đã được quy định khá đầy đủ trong LCK 2006 như việc tham gia của bên nước ngoài như thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, tăng cường chức năng kiểm soát, hoàn thiện quy chế xử lý tranh chấp. Ngoài ra, để đảm bảo thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ chứng khoán nói riêng phát triển bền vững, các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK cần phải tập trung vào thúc đẩy nguồn cung hàng hóa cho thị trường (cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm phái sinh); hoàn thiện cơ cấu và tổ chức của thị trường, bao gồm thị trư- ờng sơ cấp và thứ cấp, thị trường tập trung và phi tập trung; và tạo điều kiện, cơ sở cho sự phát triển các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán. Nhà nước cần có kế hoạch phát triển hạ tầng thị trường vốn như hệ thống thông tin thanh toán, giao dịch Như vậy, bảo đảm môi trường thuận lợi cho việc cung ứng dịch vụ chứng khoán của nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, thì kênh CBTT vẫn là quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý [18].

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 28)