- CBTT về giao dịch của các cổ đông nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin và cổ đông lớn;
2.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
TIN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT
Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến 2020 và yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý
Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCKVN trong giai đoạn tới được đặt ra như sau [30]:
Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực
chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển
của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khốn hoạt động an tồn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị
trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở định hướng phát triển TTCK nêu trên. Mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK đến 2020 theo hướng nhằm nâng cao năng lực quản lý TTCK và tăng cường tính cơng khai minh bạch, thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có tổ chức. Theo đó, mục tiêu hồn thiện khung pháp lý TTCK được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn từ 2010- 2015 thực hiện kế hoạch sửa đổi bổ sung luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, từng bước tiếp cận thông lệ quốc tế [12].
Giai đoạn từ 2015-2020: xây dựng và ban hành luật chứng khoán thế hệ thứ hai thay cho luật chứng khốn hiện hành. Trong đó thể hiện một bước
thay đổi quan trọng căn bản trong khuôn khổ pháp lý: thay thế việc cấp phép phát hành trên cơ sở điều kiện bằng chế độ CBTT đầy đủ; Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về luật pháp, thuế, kế toán quản trị doanh nghiệp, nhằm tăng tính cạnh tranh tồn cầu của TTCK, Thể hiện được cấu trúc thị trường mới dựa trên sự phát triển theo chiều sâu [12].
Hoàn thiện khung pháp lý TTCK, cần đạt được các mục tiêu sau:
+ Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cho việc triển khai các nghiệp vụ mới về mở tài khoản, hoạt động giao dịch ký quĩ, các vấn đề quản lý quỹ như cơng ty đầu tư chứng khốn, quỹ mở, quỹ đầu tư bất động sản;
+ Hoàn thiện khung pháp lý về hệ thống phát hành, CBTT, quản lý cơng ty đại chúng, hoạt động thâu tóm sát nhập DN, các qui định trong việc thúc đẩy và hồn thiện cơng tác cổ phần hố nhằm tăng nguồn cung chất lượng cho TTCK.
+ Hoàn thiện TTCK có tổ chức: Xây dựng các qui định từng bước thu hẹp thị trường tự do; thị trường Upcom; đại lý chuyển nhượng cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch; nâng cấp cơ sở hạ tầng về thanh toán giao dịch chứng khốn và cơng nghệ thơng tin cho thị trường.
+ Xây dựng khung pháp lý cho thị trường phái sinh; hoàn thiện qui định phá sản trong hoạt động chứng khoán.
+ Pháp luật hoá hoạt động ký quỹ, các nghiệp vụ mới tránh thực hiện đòn bẩy tài chính quá mức qui dịnh. Xây dựng cơ chế giám sát ngăn chặn giao dịch nội gián, thao túng thị trường, xử lý các hành vi vi phạm trên cơ sở các qui định mới về thu lợi bất chính, xây dựng và hồn thiện các quy định về xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK.
+ Hoàn thiện khung pháp lý về thanh tra giám sát, xử lý vi phạm, đặc biệt chú trọng việc qui định chế tài xử lý vi phạm về CBTT theo hướng nghiêm khắc, triệt để hơn để thiết lập trật tự, kỷ luật thị trường để củng cố khung pháp lý cho TTCK Việt Nam.
Việc hoàn thiện này phải bảo đảm các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:
- Pháp luật về CBTT trên TTCK phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về TTCK, cũng như mục tiêu phát triển thị trường vốn trong giai đoạn trước mắt và lâu dài;
- Bảo đảm TTCK phát triển ổn định, đúng với quy luật và những đặc thù của TTCK Việt Nam như quy mơ cịn nhỏ, hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động CBTT còn hạn chế; việc đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thiếu tính chuyên nghiệp và phụ thuộc nhiều vào tâm lý đám đông nên độ rủi ro lớn, sự can thiệp của Chính phủ trong những trường hợp cần thiết để khôi phục lại thị trường...;
- Bảo đảm được quyền tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Đây là nguyên tắc và yêu cầu xuyên suốt của việc hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK. Bởi lẽ, nhà đầu tư có được thông tin đầy đủ kịp thời sẽ giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh; đồng thời công ty cũng có được các kênh giám sát để bảo đảm cho các nguồn lực cơng ty sử dụng có hiệu quả hơn;
- Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK phải bảo đảm hài hoà đồng bộ với các qui định pháp luật khác về chứng khoán và TTCK, phù hợp cơ chế, chính sách, phù hợp với sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng để bảo đảm thị trường tài chính phát triển ổn định và bền vững.
Hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK, theo chúng tôi cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau đây: