Chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 46)

- Công bố thông tin khác:

a) Chủ thể quản lý

Trước hết, phải khẳng định rằng để thị trường chứng khoán vận hành ổn định và hiệu quả cần có sự quản lý của nhà nước. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình thơng qua một cơ quan (Cơ quan này tách biệt hoặc trực thuộc còn tuỳ thuộc vào cách tổ chức của mỗi nước). Trong thực tế, cũng có thị trường hoạt động một cách tự phát khơng có sự quản lý của nhà nước mà thông qua một cơ quan giám sát như ở Thái Lan. Tuy nhiên để thị trường chứng khoán phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực các nước đều tổ chức, quản lý, điều hành theo pháp luật hoặc những quy định riêng. Nhìn chung, mơ hình tổ chức quản lý thị trường chứng khoán thường được thiết lập theo các hình thức cơ bản sau:

- Nhà nước trực tiếp điều hành kiểm soát (Như: Hà Lan, Bồ Đào Nha…) - Cơ quan ngân hàng, tiền tệ làm nhiệm vụ quản lý, giám sát (Như Đan Mạch, Bỉ, CHLB Đức…)

Pháp…) mơ hình này được áp dụng khá phổ biến và được giao cho một uỷ ban quốc gia đảm trách. Thường có 2 hình thức tổ chức quản lý:

+ Hình thức tổ chức độc lập, theo đó Uỷ ban chứng khốn trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Quốc hội hoặc Chính phủ (Mĩ, Ba lan, Úc)

+ Hình thức tổ chức đặt trong một bộ, thường là Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng trung ương (Hàn Quốc, Inđonesia, Malaysia)

Ở Việt Nam, với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN mới hình thành, TTCK non trẻ đang trong giai đoạn phát triển, địi hỏi phải có những cơ quan quản lý thị trường mang tính quyền lực nhà nước để dễ dàng can thiệp bằng các biện pháp hành chính nhà nước khi cần thiết. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là một hệ thống thống nhất, phân cấp quản lý ở các tầng nấc khác nhau. Pháp luật quy định về chủ thể quản lý nhà nước về TTCK nói chung và quản lý về hoạt động cơng bố thơng tin trên TTCK nói riêng, cũng như việc phân định thẩm quyền quản lý. Cụ thể như sau [32]:

Chính Phủ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK;

Bộ Tài Chính: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK;

UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài Chính trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK chịu trách nhiệm trước Bộ Tài Chính và Chính Phủ về mọi hoạt động của thị trường.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)