Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 76 - 82)

- CBTT về giao dịch của các cổ đông nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin và cổ đông lớn;

2.1.1.2. Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, môi trường pháp lý cho hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết còn tồn tại một số hạn chế sau:

Một là, các qui định pháp luật CBTT tạo ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ của CTNY và công ty đại chúng trong hoạt động CBTT

Nghiên cứu pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam cho thấy các qui định pháp luật về CBTT mặc dù đã qui định cụ thể nghĩa vụ CBTT của các đối tượng: Công ty đại chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và người có liên quan. Trong các chủ thể đó nghĩa vụ được coi là nặng nề nhất thuộc về các CTNY. Ngoài việc phải tuân thủ các qui định về CBTT dành cho cơng ty đại chúng nói chung, CTNY còn phải thuân thủ các qui định CBTT với yêu cầu cao hơn dành riêng cho mình. Trong khi đó, bản thân các CTYN cũng là một loại hình cơng ty đại chúng, cũng không phải tất cả các công ty niêm yết đều là những công ty tiêu biểu, đại diện cho ngành. Thực tế cho thấy trong hơn 1000 công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký với UBCKNN (Tính đến 31/03/2009), trong đó có nhiều “đại gia” lớn về qui mô vốn, số lượng cổ đơng… Ví dụ như, ngay trong lĩnh vực ngân hàng phải kể

đến các “Đại biểu” như: Ngân hàng Quân đội (MB), Đông Á Bank vốn điều lên đến 6000 tỷ đồng, Techcom bank, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) … chưa thực hiện việc niêm yết cổ phiếu trên sàn, cũng chưa đưa cổ phiếu của mình vào giao dịch tại sàn Upcom và như vậy đương nhiên những yêu cầu khắt khe về CBTT không được áp dụng đối với chủ thể này như các CTNY. Những qui định pháp luật về CBTT hiện hành tạo áp lực lớn đối với các CTNY và tạo ra sự ưu ái đối với các công ty đại chúng chưa niêm yết và điều này không tạo động lực khuyến khích các cơng ty “lên sàn”, và khi đó TTCK chưa phải là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Do vậy, khung pháp lý về CBTT trên TTCK cần thiết phải sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo sự công bằng trong hoạt động CBTT đối với các loại hình cơng ty đại chúng và tạo động lực thúc đẩy các công ty đủ điều kiện niêm yết đưa cổ phiếu của mình “lên sàn” giao dịch đảm bảo tính đa dạng và chất lượng hàng hoá trên TTCK.

Hai là, Các văn bản hướng dẫn CBTT chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành khung pháp lý ổn định và nhất quán, chưa có tính định hướng thị trường, thường bị thay đổi để “chạy theo” thị trường. Điều đó,

một mặt cho thấy các qui định về CBTT mới chỉ dừng lại ở việc điều chỉnh và trật tự hóa hoạt động CBTT, mà chưa làm được chức năng định hướng sự phát triển của hoạt động này theo sự phát triển TTCK. Qua đó, cũng cho thấy những hạn chế trong hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan chun mơn. Ví như: Thơng tư 57/2004/TT- BTC ban hành ngày 17/06/2004, được thay thế bằng Thông tư 38/2007/TT-BTC ban hành ngày 18/04/2007, Ngày 15/01/2010 Bộ tài chính ban hành Thông tư 09/2010/ TT- BTC thay thế thơng tư 38/2007/TT- BTC nói trên. Điều đáng nói là, thơng tư 09/2010/ TT- BTC có nhiều thay đổi, song có những thay đổi khơng mang tính mới, mà chỉ là sự thay đổi về mặt từ ngữ, hay sự xắp xếp lại trật tự hoặc tách, gộp các qui định… Ví dụ: Thơng tư 09/2010 qui định “Việc cơng bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố

thơng tin thực hiện...” cịn TT38/2004 qui định: “Việc công bố thông tin phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện...” Qui định về người công bố thông tin trong 2 thơng tư nêu trên chỉ có sự khác nhau về cách dùng từ ngữ, mà khơng có sự khác biệt về bản chất nội dung. Một ví dụ khác cho thấy sự không nhất quán trong qui định CBTT, đó là: Thơng tư 57/2004/TT-BTC qui định cho phép các chủ thể tham gia thị trường được phép hỗn CBTT trong những trường hợp nhất định, đến Thơng tư 38/2007/TT-BTC đã bãi bỏ quy định về hoãn CBTT và đây được xem là một điểm mới mang tính đột phá nhằm hạn chế các chủ thể lợi dụng quy định này để trì hỗn khơng CBTT kịp thời gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, hoặc lợi dụng quy định này để cố tình trì hỗn CBTT ... Tuy nhiên qui định tạm hoãn CBTT lại được tái khẳng định trong thông tư 09/2010/ TT- BTC.

Chất lượng các văn bản về công bố thông tin chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành khung pháp lý ổn định và nhất quán. Một số quy phạm pháp luật còn chung chung, chưa cụ thể, chồng chéo và gây khó hiểu cho bản thân nhà quản lý, điều hành thị trường và các đối tượng có nghĩa vụ cơng bố thơng tin. Qua nghiên cứu cho thấy, các văn bản pháp luật về cơng bố thơng tin được xây dựng với trình độ lập pháp chưa cao, các điều khoản chưa logic, nhiều thuật ngữ pháp lý chưa được chuẩn hóa… Những hạn chế này tác động không nhỏ đến hiệu quả thực thi và tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực CBTT và dẫn đến đòi hỏi Pháp luật CBTT phải sửa đổi nhanh chóng.

Ba là, các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động CBTT chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe và ngăn chặn vi phạm.

Năm 2006, Luật chứng khoán được ban hành, một trong những điểm nhấn mang tính nổi trội đó là quy định cụ thể các biện pháp chế tài áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về chứng khốn và TTCK. Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm qui định của pháp luật về CBTT

thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật: xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn. Theo đó, các hành vi vi pháp luật về CBTT trên TTCK được qui kèm theo với các chế tài xử lý. Nhìn chung các qui định về các biện pháp xử lý, hình thức, mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm cịn thấp, chưa đủ tính răn đe, phịng ngừa vi phạm trên thị trường. Vì vậy tình trạng vi phạm về CBTT trên TTCK không giảm mà cịn có xu hướng gia tăng. Xuất hiện nhiều vi phạm mới, tinh vi phức tạp hơn rất khó phát hiện và xử lý. Mức phạt tiền tối đa được qui định tại Nghị định 36/2007/NĐ-CP là 70 triệu đồng. Mức phạt này được đánh giá là còn thấp và khơng đủ tính răn đe vi phạm trong hoạt động CBTT. Thực trạng trên đã dẫn tới hệ quả là, các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK ngày càng gia tăng, nhưng việc xử lý thì "chẳng ai sợ", đối với vi phạm về CBTT nếu chỉ phạt tiền thì chưa đủ sức răn đe [39],[41],[42].

Năm 2008, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi quy định mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là 500 triệu đồng. Cụ thể hoá qui định này, Nghị định số 85/2010/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK ngày 02/08/2010 đã được sửa đổi, nâng mức xử phạt lên đến tối đa là 500 triệu đồng. Tuy nhiên mức xử phạt tiền cao nhất là 90 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi phạm về CBTT trên TTCK được qui định tại điều 34,35 của nghị định 85/2010/NĐ- BTC nêu trên được coi là còn quá nhẹ, khơng thấm gì so với những khoản lợi kếch xù bất hợp pháp thu được, đồng thời chế tài xử phạt bổ sung chỉ dừng lại ở việc qui định “Buộc huỷ bỏ hoặc cải chính thơng tin”. Các qui định nêu trên chưa thực sự bảo đảm tính răn đe và phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, các quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội trong CBTT trên TTCK đã được bổ sung với những tội danh mới trong Bộ luật Hình Sự sửa đổi năm 2009 được qui định tại các điều 181a, 181b, 181c mới chỉ dừng lại ở việc “định danh” và “định hình”, việc xác định các yếu tố cấu thành tội phạm đối với những hành vi phạm tội trong lĩnh vực này chưa được qui định rõ ràng, và được coi là rất khó khăn trong quá trình áp dụng [46].

Bốn là, Pháp luật về CBTT chưa quy định quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, nhà đầu tư. Các qui định này mới chỉ được đề cập dưới

góc độ những qui định chung trong luật Doanh nghiệp mà chưa được cụ thể hoá trong pháp luật CBTT. Do vậy, trong những trường hợp nhà đầu tư muốn biết, muốn tìm hiểu về những vấn đề quan tâm, sẽ khơng có căn cứ để yêu cầu CTNY cung cấp các thông tin liên quan, trong khi đó nhu cầu này của cổ đông cần thiết và hợp pháp. Trong bối cảnh tình trạng thơng tin bất cân xứng tồn tại khá phổ biến trên thực tế, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong thời gian gần đây cũng nêu vấn đề thực trạng của thơng tin bất cân xứng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và của nhà đầu tư. Họ là những người được tiếp cận thông tin ở giai đoạn sau so với nhiều cổ đông nội bộ. Theo quy định Thông tư 09/2010/ TT- BTC thời gian công bố báo cáo thường niên, báo cáo kiểm toán BCTC…của CTNY là 100 ngày sau ngày kết thúc năm tài chính. Đây là khoảng thời gian đủ dài để sự bất cân xứng về thông tin tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích có những hoạt động giao dịch khác nhau.

Năm là, pháp luật về CBTT chưa quy định cụ thể việc CBTT trong tương lai. Các qui định pháp luật mới chỉ quan tâm đến việc yêu

cầu các CTNY công bố những thông tin trong quá khứ (thông tin định kỳ, thông tin bất thường, thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý...) những thông tin về các đánh giá của Hội đồng quản trị công ty, ban giám đốc về

kế hoặc kinh doanh, về thay đổi thị trường đầu ra của công ty, những tác động của thị trường vốn và triển vọng của công ty; nhóm thơng tin về Hội đồng quản trị như thành viên hội đồng quản trị sở hữu bao nhiêu phần trăm trong công ty và những công ty khác, năng lực, kinh nghiệm quản lý của hội đồng quản trị [28]. Bởi lẽ, các thông tin này rất quan trọng không những giúp cho nhà đầu tư đánh giá được năng lực của đội ngũ hội đồng quản trị mà cịn đánh giá được tính khách quan, cơng bằng vô tư không thiên vị trong hoạt động kinh doanh. Trong bối cảnh các quy định pháp luật về quản trị công ty chưa xây dựng được bộ quy tắc chuẩn đạo đức của những người quản trị cơng ty thì những thơng tin về tương lai này trở thành nguồn thông tin để cổ đông giám sát công ty [18].

Về vấn đề này, tại Hội thảo về Báo cáo diễn giải, do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) và Deloitte Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 21/4/2011. Bà Thái Thị Thanh Hải, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro doanh nghiệp của Deloitte Việt Nam, chia sẻ.“Báo cáo thường niên của các Doanh nghiệp hiện tại có nhiều điểm chưa đáp ứng được địi hỏi thông tin ngày càng khắt khe của các nhà đầu tư. Do vậy, muốn khắc phục tình trạng này theo kinh nghiệm quốc tế, trước mắt các Doanh nghiệp cần làm mới Báo cáo thường niên và xa hơn là cần lập Báo cáo diễn giải theo thông lệ quốc tế…”. Theo bà Hải, Báo cáo thường niên của các doanh nghịêp, nhất là các CTNY hiện nay có thơng tin cịn chung chung, dài dịng, nhưng thiếu thơng tin được lượng hố; sử dụng nhiều thuật ngữ chun mơn và quá nặng về các thông tin quá khứ… nên khơng nhiều hữu ích cho nhà đầu tư. Thơng điệp quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên bổ sung vào Báo cáo thường niên, cũng như thể hiện đậm nét trong Báo cáo diễn giải khi có điều kiện xây dựng là phải giải đáp được cho nhà đầu tư, ngày mai Doanh nghiệp

là ai ! chứ không phải hôm qua và hôm nay Doanh nghiệp là ai ? …”[38].

ưu điểm của khung pháp luật về CBTT của CTNY, sẽ cung cấp những luận chứng lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp được đề cập ở phần sau.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)