- Công bố thông tin khác:
c) Đối tượng quản lý
2.1.1.1 Ưu điểm đạt được
Thứ nhất, đã hình thành một khung pháp lý thống nhất, đồng bộ bao gồm hệ thống các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động công bố thông tin trên TTCK niêm yết. Khung pháp lý này được xây dựng trên nền
tảng sự phát triển của TTCK, song hành và phản ánh thực tiễn phát triển thị trường, có thể tạm chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn từ 2005 trở về trước và giai đoạn từ 2005 trở lại đây.
Giai đoạn từ 2005 trở về trước
Năm 2000, TTCK niêm yết chính thức hình thành và đi vào hoạt động. Trước đó để tạo căn cứ pháp lý cho việc tổ chức, vận hành thị trường, các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh cho hoạt động CBTT đã được ban hành. Phù hợp với TTCK mới hình thành, qui mơ nhỏ, giao dịch tập trung được tổ chức tại một địa điểm (Trung tâm GDCK tp Hồ Chí Minh), chưa thu hút sự chú ý của nhà đầu tư… Các VBQPPL về chứng khoán được ban hành ở giai đoạn này cịn ít, hiệu lực pháp lý chưa cao (văn bản dưới luật), phạm vi điều chỉnh hẹp. Cụ thể:
+ Nghị định số 48-1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là văn bản chủ đạo điều chỉnh các hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nghị định 48 chứa đựng một số quy định về việc sử dụng thông tin trước khi được phát hành chứng khốn (Điều 13), việc cơng bố giấy phép hoạt động của cơng ty chứng khốn (Điều 34).
+ NĐ 22-2000/NĐ-CP ngày 10/07/2000 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán mà chưa tới mức phải truy tố hình sự, trong đó có hành vi vi phạm trong lĩnh vực công bố thông tin. Điều 13 của Nghị định quy định múc xử phạt đối với người có hành vi vi phạm trong lĩnh vực này là từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, ngoài ra cịn quy định một số hình thức xử phạt bổ sung khác đối với hành vi như cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không đúng định kỳ và nơi quy định của pháp luật; cung cấp thông tin và báo cáo sai sự thật; công bố những thông tin trái ngược nhau và phủ nhận những thơng tin đã cơng bố trước đó…
+ Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngày 29/12/2000. Trong quy chế 79 có dành hẳn một chương (Chương IV) quy định về hoạt động cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Theo quy chế này, đối tượng có nghĩa vụ cơng bố thông tin được điều chỉnh bao gồm Trung tâm Giao dịch Chứng khốn, doanh nghiệp niêm yết và cơng ty quản lý quỹ (khoản 1, Điều 31). Những đối tượng này thực hiện cơng bố thơng tin qua các hình thức như công bố thông tin tức thời, định kỳ và theo yêu cầu. Doanh nghiệp niêm yết phải công bố thơng tin tức thời (trong vịng 24 giờ, tính từ thời điểm xảy ra sự kiện) khi xảy ra các sự kiện quy định tại Khoản 1, Điều 33. Định kỳ hàng quý và sáu tháng, doanh
nghiệp niêm yết phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán về kết quả hoạt động kinh doanh, vốn, tài sản, doanh thu, lợi nhuận… Ngoài ra trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp niêm yết phải công bố báo cáo năm gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu hiện hành. Đối với cơng bố thơng tin theo yêu cầu, doanh nghiệp niêm yết có nghĩa vụ công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm Giao dịch Chứng khốn khi có tin đồn liên quan đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến giá chứng khoán hay khi giá và khối lượng giao dịch chứng khoán niêm yết thay đổi bất thường.
Như vậy, các quy định pháp luật về CBTT theo quy định của Nghị định 48/1998/NĐ-CP và Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCKNN tạo tiền đề pháp lý cho hoạt động CBTT khi thị trường tập trung chính thức đi vào hoạt động.
Tiếp theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, ngày 28 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP (Sau đây gọi chung là Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Nghị định 144/2003/NĐ-CP dành chương VI từ Điều 51 đến Điều 64 quy định về CBTT trên TTCK. Thi hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 57/2004/TT- BTC ngày 17/06/2004 hướng dẫn việc CBTT trên TTCK với nhiều quy định cụ thể, tạo điều kiện cho các tổ chức niêm yết thực hiện tốt nghĩa vụ CBTT của mình, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho việc giám sát hoạt động CBTT của chủ thể này.
Giai đoạn từ 2005 trở lại đây
TTCK Việt Nam sau 2005 đến nay ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, năm 2005 khi Trung tâm GDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động làm cho qui mô thị trường này càng mở rộng, TTCK được xem là một kênh đầu tư
có sức hút lớn, số lượng nhà đầu tư ngày càng gia tăng, nguồn cung trên thị trường không ngừng tăng lên… Trước thực trạng đó, Khung pháp lý về chứng khốn và TTCK nói chung, qui định pháp luật về CBTT của cơng ty niêm yết nói riêng cũng có sự thay đổi đồng bộ: số lượng các VBQPPL tăng đáng kể, mức độ pháp điển hoá cao hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn, chi tiết cụ thể hơn, đã bao quát được những vấn đề quan trọng cơ bản của hoạt động CBTT. Cụ thể: Năm 2006 Luật chứng khoán được ban hành. LCK dành 01 chương riêng quy định về CBTT, trong đó qui định cụ thể, chi tiết nghĩa vụ CBTT của Công ty niêm yết. Để nâng cao mức độ tuân thủ nghĩa vụ của các cơng ty niêm yết, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán (sau đây gọi chung là Thông tư số 38/2007/TT-BTC). Thông tư này quy định cụ thể: đối tượng công bố thông tin, yêu cầu thực hiện công bố thông tin, người được ủy quyền công bố thông tin, phương tiện và hình thức cơng bố thơng tin, bảo quản, lưu giữ thông tin và xử lý vi phạm về cơng bố thơng tin.
Tuy nhiên, TTCK đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ vào năm 2006 và tiếp tục tăng nhanh trong năm 2007. TTCK Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 145% và đầu năm 2007 tăng thêm 46% - cao nhất trên thế giới. Năm 2008, trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh chóng [30].
Trước thực trạng đó các qui định pháp luật về CBTT cũng nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, ngày 15/01/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, thơng tư này thay thế cho thông tư 38/2007/TT-BTC.
Bên cạnh đó Bộ tài chính, UBCKNN cũng nỗ lực xây dựng các văn bản hỗ trợ hoạt động CBTT như: Các biểu mẫu thống nhất đối với mỗi loại thông tin cần công bố, điều lệ mẫu áp dụng đối với các công ty niêm yết, Qui chế quản trị công ty niêm yết…
Khung pháp luật về lĩnh vực này cịn được thể chế hố trong nhiều VBQPPL khác, như: Nghị định số 14-2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán; Nghị định số 36-2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; Nghị định 84-2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi bổ sung một số điều của LCK và NĐ 14-2007/NĐ-CP; Nghị định 85- 2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Khung pháp luật đồng bộ này tạo căn cứ pháp lý cho hoạt động CBTT của công ty niêm yết dễ dàng thực hiện, đồng thời tạo cơ sở để nhà đầu tư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về CBTT.
Thứ hai, Pháp luật về CBTT của CTNY đã đáp ứng được yêu cầu kịp thời phù hợp để điều chỉnh hoạt động CBTT theo sát mức độ phát triển của thị trường.
Đây là vấn đề quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về CBTT. Các qui định pháp luật đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể có nghĩa vụ thực hiện. cũng như việc phát hiện, ngăn chặc và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT. Bằng việc ban hành thông tư 09/2010/TT-BTC có nhiều qui định mới điều chỉnh hoạt động CBTT của CTNY cho thấy mức độ đầy, đủ kịp thời của các qui định pháp luật về CBTT. Một trong những nội dung chính sửa đổi được quan tâm nhất tại Thông tư số 09/2010/TT-BTC là các quy định về công bố thông tin của công
ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm tăng cường tính minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư.
Trong Thơng tư 09/TT-BTC có nhiều qui định sửa đổi, như: Báo cáo tài chính năm của cơng ty đại chúng phải được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài chính (điều này trong Thơng tư 38 u cầu kiểm tốn chấp thuận), đồng thời hướng dẫn chi tiết các yêu cầu đối với thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính năm phải được cơng bố tồn văn (bao gồm cả báo cáo kiểm toán) trên 1 số báo có phạm vi phát hành trên tồn quốc và trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK, đồng thời ghi rõ địa chỉ liên kết tới trang thông tin điện tử đăng tải toàn văn báo cáo tài chính hoặc địa chỉ cung cấp báo cáo tài chính để nhà đầu tư tham khảo.Thông tư 38/2007/TT-BTC chỉ yêu cầu đăng tải trên báo chí và các phương tiện cơng bố thơng tin báo cáo tài chính năm tóm tắt của công ty đại chúng và tổ chức niêm yết và cũng không yêu cầu đăng tải ý kiến của kiểm tốn đối với báo cáo tài chính. Thực tế triển khai cho thấy việc đăng tải như vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư đối với việc hiểu một cách chính xác và đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Riêng đối với CTNY, yêu cầu báo cáo tài chính bán niên (sáu tháng đầu năm) phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định của Chuẩn mực kiểm tốn số 910 (trước đây khơng u cầu kiểm tốn). Báo cáo tài chính q cũng phải được lưu trữ ít nhất 10 năm để nhà đầu tư tham khảo (trước đây chỉ yêu cầu 12 tháng).
Ngồi ra, Thơng tư 09/2010/TT-BTC cũng bổ sung các trường hợp CTNY phải công bố thông tin bất thường đối với một số sự kiện trên thực tế áp dụng cần thiết phải có quy định bổ sung như:
+ Bổ sung quy định tổ chức niêm yết phải công bố Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị liên quan đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mười phần trăm (10%) trở lên tổng tài sản của tổ
chức niêm yết vào một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi phần trăm (50%) trở lên tổng vốn của cơng ty nhận vốn góp; khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết; khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn năm (5) phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường hoặc giá cổ phiếu niêm yết tăng trần hoặc giảm sàn từ mười (10) phiên liên tiếp trở lên; trường hợp họp đại hội đồng cổ đông bất thường...
+ Bổ sung quy định tổ chức niêm yết phải công bố đầy đủ toàn bộ tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp trên trang thông tin điện tử đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông trước khi khai mạc họp đại hội cổ đông chậm nhất là bảy (7) ngày làm việc.
+ Bổ sung quy định về công bố thông tin liên quan đến ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu và công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của tổ chức niêm yết liên quan tới việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản trị công ty.
+ Bổ sung quy định về việc công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng phải báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn) cho phù hợp với Luật Chứng khoán hiện hành và bổ sung quy định về công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đảm bảo tính cơng khai minh bạch của thị trường.
+ Bổ sung quy định công ty đại chúng phải cơng bố thơng tin về việc chào bán chứng khốn và tiến độ sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khốn ra cơng chúng nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư có thể giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn huy động.
Thứ ba, Pháp luật về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn đã quy định cụ thể các nguyên tắc, đối tượng, hình thức, phương tiện, thời gian và loại thơng tin công bố
Về nguyên tắc công bố thông tin
Xây dựng nguyên tắc công bố thông tin là vấn đề quan trọng khi xây dựng các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK. Bởi lẽ, những nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo mang tính bao trùm xuyên suốt hoạt động CBTT, là cơ sở để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về CBTT, đồng thời góp phần vào việc phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT trên TTCK. Các nguyên tắc CBTT được quy định lần đầu tiên tại Thông tư 57/2004/TT-BTC. Thông tư 38/2007/TT-BTC đã quy định cụ thế hơn các nguyên tắc của việc CBTT. Thông tư 09/2010/TT-BTC tái khẳng định việc CBTT phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo qui định của pháp luật; Hoạt động CBTT phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền CBTT thực hiện. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do người được uỷ quyền CBTT công bố... Thông tư 09/2010/TT - BTC bổ sung thêm các quy định mới về: Ngày nộp báo cáo CBTT; trường hợp có sự thay đổi nội dung thơng tin đã công bố các đối tượng công bố thông tin phải đồng thời báo cáo và có văn bản giải trình cho UBCKNN.
Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở GDCK cung cấp thông tin về tổ chức niêm yết, cơng ty quản lý quỹ có quản lý quỹ đại chúng/cơng ty đầu tư chứng khốn