- Công bố thông tin khác:
c) Đối tượng quản lý
1.2.4. Khái quát sự phát triển pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam
Ngay từ ngày đầu hình thành nhận thức rõ tầm quan trọng và sự tác động to lớn của TTCK đến việc hình thành phát triển đồng bộ thị trường Tài chính của nước ta. Các nhà lập pháp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng hành lang pháp lý cho sự vận động ổn định, đúng hướng của TTCK. Ban đầu, các quy định pháp luật về CBTT trên TTCK được quy định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và TTCK (sau đây gọi chung là Nghị định 48/1998/NĐ-CP), Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP (Sau đây gọi chung là Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Nghị định 144/2003/NĐ-CP có một chương riêng, chương VI từ Điều 51 đến Điều 64 quy định về CBTT trên TTCK. Thi hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 57/2004/TT- BTC ngày 17/06/2004 hướng dẫn việc CBTT trên TTCK (sau đây gọi chung là Thông tư số 57/2004/TT - BTC). Các quy định này đã tác động mạnh mẽ đến việc thực thi nghĩa vụ CBTT theo quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của các chủ thể, nhất là các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ này; đồng thời cũng góp phần vào việc phát hiện, ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT, thiết lập trật tự thị trường, bảo đảm thị trường phát triển minh bạch và bền vững.
Năm 2006 LCK ra đời góp phần hồn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán được qui định trong các văn bản qui phạm luật trước đây. LCK 2006 được ban hành đánh dấu một mốc quan trọng, tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư, đồng thời hình thành khn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, minh bạch, cơng bằng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. LCK 2006 dành 01 chương riêng quy định về CBTT. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thơng tư số 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khốn (sau đây gọi chung là Thơng tư số 38/2007/TT-BTC).
Tuy nhiên, cùng với sự biến động không ngừng của đời sống kinh tế trong nước, quốc tế. TTCK non trẻ Việt Nam trong những năm gần đây bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008, và những biến động phức tạp của nền kinh tếa trong nước. Sự biến động đó tất yếu và cần thiết dẫn đến sự thay đổi các qui định pháp luật về TTCK. Sự ra đời của Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khốn của Bộ Tài Chính; nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khoán; Nghị định 84/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 thay thế Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán; Ngày 24 tháng 11 năm 2010 Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khốn, trong
đó có những qui định mới về CBTT. Nhìn vào hệ thống văn bản qui phạm
pháp luật nêu trên cho thấy khung pháp luật về TTCK và CBTT trên TTCK có sự thay đổi nhanh chóng và dự báo còn tiếp tục thay đổi trong thời gian ngắn.
Tóm lại, các quy định đã pháp luật về CBTT trên TTCK được cụ thể ở nhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau: LCK 2006, Nghị định 84/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán, Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn. Thơng tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc CBTT trên thị trường chứng khoán ... Đây là những công cụ pháp lý cần thiết và hữu hiệu để hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn góp phần vào ngăn chặn các rủi ro về thơng tin trong đầu tư chứng khốn; góp phần vào việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT của công ty niêm yết. Các quy định pháp luật về công bố thông trên TTCK sẽ trở thành các công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý tốt hơn đối với các CTNY và chủ thể tham gia thị trường, tạo lập niềm tin của công chúng đầu tư và giúp cho thị trường ngày càng minh bạch hơn.
Từ những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể rút ra những nhận xét sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về CBTT của công ty niêm yết trên TTCK Việt
Nam quy định cụ thể, chi tiết về nội dung, thời hạn, phương tiện, trình tự, đặc biệt là các biểu mẫu cho từng loại thông tin cần công bố, tạo thuận lợi rất lớn cho các công ty niêm yết và các chủ có nghĩa vụ CBTT dễ dàng thực hiện, Cơ quan có thẩm quyền quản lý, giám sát hoạt động CBTT trên TTCK.
Thứ hai, pháp luật về CBTT của cơng ty niêm yết góp phần rất lớn
thời định hướng hồn thiện TTCK. Cơng khai là nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK. Nguyên tắc này yêu cầu các chủ thể tham gia thị trường phải minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động của mình. Thơng qua việc cơng khai thơng tin, nhà đầu tư, cơ quan quản lý thị trường thấy được thực trạng hoạt động, tiềm năng phát triển của công ty phát hiện và xử lý kịp thời các công ty không đủ điều kiện niêm yết ra khỏi hoạt động giao dịch, tránh thiệt hại cho nhà đầu tư.
Thứ ba, pháp luật về CBTT của công ty niêm yết đã phản ánh được
mức độ phát triển, các yêu cầu về CBTT trong các giai đoạn phát triển khác nhau của TTCK. Các quy định pháp luật về CBTT của công ty niêm yết một mặt đã song hành cùng những biến động của TTCK, mặt khác các qui định pháp luật về CBTT đã góp phần rất lớn vào việc nâng cao tính minh bạch, thúc đẩy thị trường niêm yết phát triển bền vững. Đây là cơ sở quan trọng để tạo lập kỷ luật của TTCK nước ta trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Thứ tư, các qui định pháp luật về CBTT của cơng ty niêm chưa có
tính ổn định, thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung, qui định mới. Khoảng cách giữa các lần sửa đổi, ban hành mới rất gần nhau. Ngay trong năm 2010, Hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK cũng được sửa đổi, ban hành mới một cách cơ bản, trên một phạm vi khá rộng. Song trước thực trạng phát triển nhanh, sự biến động phức tạp của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK Việt Nam. Chúng tôi dự báo rằng khung pháp luật này còn tiếp tục phải sửa đổi bổ sung trong thời gian ngắn.