- Thông tin trên thị trường niêm yết có thể làm công ty đối mặt nhiều hơn với những rủi ro từ những hành vi phi pháp, mộ t doanh nghi ệ p có
1.2.2. Các yêu cầu đối với pháp luật về công bố thông của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
niêm yết trên thị trường chứng khoán
Là bề nổi của TTCK, thị trường chứng khoán niêm yết đòi hỏi được tổ chức, vận hành một cách qui chuẩn. Pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường nói chung, hoạt động CBTT của công ty niêm yết nói riêng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Thứ nhất, pháp luật về CBTT phải được xây dựng thống nhất với các quy định pháp luật về: kế toán, kiểm toán, quản trị công ty…và các qui định pháp luật khác trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Nghiên cứu hệ
thống quy định pháp luật về CBTT cho thấy, để tiếp cận được với các thông tin của các chủ thể tham gia thị trường, nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư phải có những hiểu biết nhất định về tài chính, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp.
Báo cáo thường niên của các công ty niêm yết dành phần lớn các quy định liên quan đến tài chính như: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán và Báo cáo kiểm toán; các thông tin về cổ đông lớn, nhỏ… Do đó, khi xây dựng pháp luật về CBTT trên TTCK cần xem xét đến tính thống nhất, sự phù hợp của pháp luật về CBTT với các quy định pháp luật về kế toán, kiểm toán, pháp luật về quản trị công ty để tạo sự thống nhất đồng bộ trong quá trình áp dụng.
Ngoài ra, các qui định pháp luật về CBTT cần được xây dựng phù hợp với khung pháp luật kinh tế đã được xây dựng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, thông qua việc ban hành hàng loạt các đạo luật mới trong thời gian gần đây, như: Luật Cạnh tranh 2004, Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luật Phá sản 2004, Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật chứng khoán sửa đổi 2010… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về CBTT của công ty niêm yết, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống pháp luật này phải bảo đảm được tính thống nhất trong hệ thống pháp luật kinh tế. Yêu cầu này nhằm giải quyết được tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại các quy định pháp luật về chứng khoán và TTCK; đồng thời bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật.
Thứ hai, pháp luật về CBTT của công ty niêm yết phải là công cụ chủ yếu tạo lập TTCK minh bạch và phát triển bền vững.
Để điều chỉnh TTCK Nhà nước sử dụng đồng bộ các công cụ từ cơ chế, chính sách đến pháp luật. Song pháp luật là công cụ hữu hiệu cơ bản
nhất bởi những ưu thế vốn có, thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật về CBTT, nhà lập pháp đưa ra được các loại thông tin cụ thể mà tổ chức niêm yết phải công bố trong từng giai đoạn nhất định. Từ đó tạo cơ sở để tổ chức niêm yết chủ động trong việc CBTT. Pháp luật về CBTT còn quy định các “chế tài” xử lý đối với các chủ thể vi phạm nghĩa vụ CBTT. Đây được coi như chiếc “áo choàng” để bảo vệ thị trường phát triển bền vững.
Thứ ba, pháp luật về CBTT của công ty niêm yết phải bảo đảm phân định rõ ràng thông tin phải công bố và những thông tin không phải công bố. Yêu cầu về minh bạch thông tin là yêu cầu số một đối với các công ty niêm yết trên TTCK. Hoạt động của công ty có hiệu quả hay không, người quản trị có thực thi đầy đủ nghĩa vụ trung thực và mẫn cán hay không, khả năng sinh lợi của công ty, chiến lược kinh doanh của công ty thế nào, nguồn vốn của công ty được đầu tư kinh doanh ra làm sao…Tất cả chúng đều có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, để bảo đảm công ty có thể vững vàng trước các đối thủ cạnh tranh, cũng như mục tiêu thâu tóm sáp nhập của những công ty lớn. Các qui định pháp luật về CBTT phải bảo đảm việc xác định đâu là các thông tin bắt buộc phải công bố, đâu là các thông tin nội bộ cần được giữ kín lại là vấn đề không đơn giản chút nào.
Việc phải bảo đảm phân định rõ ràng quy định thông tin phải công bố và những thông tin không phải công bố là vấn đề không dễ dàng đối với các nhà lập pháp, vì việc phân định này dễ dẫn đến tình trạng Nhà nư- ớc can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường. Trước mắt cần phải có các giải pháp buộc các công ty niêm yết, các chủ thể tham gia thị trường thực hiện tốt các quy định hiện hành về CBTT. Về lâu dài, UBCKNN phối hợp với các SGDCK xây dựng hệ thống thông tin không cần thiết phải công bố phù hợp với sự phát triển
của thị trường cũng như các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK.
Thứ tư, phải có cơ chế để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông, nhà đầu tư và các thiết chế đủ mạnh để quản lý giám sát thực thi. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư là mục tiêu sống còn của TTCK. Các qui định pháp luật trước hết phải bảo đảm được quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. Cổ đông tham gia vào Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết về chiến lược phát triển của công ty bằng các nghị quyết, còn triển khai nội dung Nghị quyết thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc/giám đốc và Ban kiểm soát công ty [25]. Như đã phân tích, khi thực thi Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, người quản trị dễ sử dụng quyền hành của mình dẫn dắt công ty đi vợt quá mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của công ty, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông là chủ sở hữu công ty. Do đó, bảo đảm quyền được tiếp cận các thông tin về công ty là nhân tố quan trọng nhất giúp cổđông giám sát hoạt động của người quản trị công ty.
Như đã phân tích, các thông tin trên TTCK rất đa dạng, đến từ nhiều nguồn khác nhau, vì nhiều mục đích khác nhau trong đó không loại trừ những mục đích bất hợp pháp, như: tung tin đồn giả, sử dụng thông tin nội gián, mua bán thông tin… kiếm lời bất chính. Do vậy, khi xây dựng các qui định pháp luật về CBTT cần thiết phải chú trọng vai trò quản lý, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ năm, pháp luật về CBTT của công ty niêm yết cần có cơ chế thực thi hiệu quả. Hiệu quả pháp luật luôn là vấn đề cần phải được quan tâm và giải quyết thích đáng, vì suy cho cùng, đây mới là “cái đích” của hoạt động lập pháp. Với đặc thù của TTCK Việt Nam đang ở giai đoạn mới phát triển, quá trình ban hành luật cần hạn chế tình trạng ban hành "luật khung", chờ văn bản hướng dẫn thi hành, hoặc văn bản pháp luật đã được ban hành nhưng không có khả năng áp dụng do không phù hợp với
thực tiễn. Cũng cần tránh tình trạng “vay mượn” pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường các kênh hỗ trợ cho việc thực thi pháp luật như phổ biến tuyên truyền pháp luật về CBTT, công tác giải thích, hỗ trợ pháp lý đối với các công ty niêm yết. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện pháp luật về CBTT của công ty niêm yết trên cơ sở đó phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT để răn đe và phòng ngừa vi phạm.
1.2.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết