Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Nhật bản

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 56 - 58)

- Công bố thông tin khác:

c) Đối tượng quản lý

1.3.3. Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Nhật bản

Các công ty niêm yết tại Nhật bản công bố thông tin theo 2 hệ thống luật: Một là luật thương mại hoặc luật công ty (Luật số 48 năm 1899 sửa đổi), hai là Luật chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (Luật số 25 năm 1948 sửa đổi) [4].

Trong những nước phát triển thì chỉ có Đức và Nhật bản qui định về chế độ kế tốn trong luật cơng ty. Luật thương mại Nhật bản qui định các nguyyên tắc kế toán như: Ghi nhận, đo lường và báo cáo tài sản nợ và tài sản có của cơng ty cổ phần. Đối với hầu hết các tài sản, luật thương mại qui định những nguyên tắc kế toán theo giá trị ghi sổ, khi giá trị thị trường của tài sản giảm dưới giá trị ghi sổ, công ty phải sửa đổi sổ kế toán theo giá trị thị trường của tài sản (được biết đến như nguyên tắc kế toán thận trọng).

Mục đích của việc hạch tốn kế tốn theo luật công ty là đo lường lợi nhuận hàng năm của cơng ty liên hệ với qui trình về việc phân chia cổ tức: Cổ tức chỉ có thể được chi trả theo lợi nhuận tích luỹ của cơng ty. Những cơng ty đại chúng bắt buộc phải có báo cáo thường niên kiểm toán bởi các kiểm toán

viên (Những người có bằng CPAs) trước khi đệ trình lên đại hội cổ đơng thường niên.

Trong khi đó, luật chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (SEL) qui định tất cả các cơng ty đại chứng phải đệ trình báo cáo tài chính 2 lần một năm. Trong luật cũng định nghĩa các công ty đại chúng hay các công ty báo cáo là: (1) là những cơng ty có chứng khốn niêm yết trên sở giao dịch chứng khốn hoặc trên thị trường OTC, có số cổ đông là 500 hoặc hơn; (2) Và là những công ty phải nộp đơn xin phép Bộ tài chính khi phát hành chứng khốn ra cơng chúng. Luật kế tốn (về ghi nhận, đo lường, báo cáo các tài sản Có và Nợ - được biết đến với cái tên: “GAAP Nhật”) ban hành dưới luật SEL. Hệ thống kế tốn kép theo 2 luật: Luật cơng ty và luật chứng khoán hiện đang tồn tại ở Nhật là do lịch sử để lại. Luật công ty du nhập vào Nhật bản theo luật của Đức từ thế kỷ 19, cịn luật chứng khốn du nhập theo luật MĨ từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, qui định pháp luật về các tiêu chuẩn kế toán giữa hai luật này rất hài hòa với nhau.

Báo cáo kế tốn của các cơng ty đại chúng được chuẩn bị phù hợp với các qui định trong luật công ty và phải gửi tới các cổ đông của công ty trước khi họp đại hội cổ đông. Luật thương mại qui định “các công ty đại chúng lớn” phải cơng bố ra cơng chúng bản tóm tắt bảng cân đối kế toán và báo cáo lỗ lãi. Một công ty đại chúng lớn được luật thương mại qui định: Cơng ty cổ phần có vốn pháp định tối thiểu 500 triệu Yên, hoặc tổng Nợ trên bảng cân đối kế lớn hơn hoặc bằng 20 triệu Yên. Theo qui định của SEL, tất cả các công ty đại chúng phải cơng bố các báo cáo tài chính ra cơng chúng tại Bộ Tài chính, Sở giao dịch chứng khốn, Trụ sở chính của cơng ty 2 lần mỗi năm. Ngồi ra, một số cơng ty đại chúng phải cơng bố thơng tin khi có vấn đề bất thường xảy ra, như: việc thơn tính, sáp nhập, hoặc theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.

Trong khi đó, Luật thương mại qui định: một cơng ty cổ phần phải có kiểm tốn độc lập, Đại hội cổ đơng sẽ lựa chọn các kiểm tốn độc lập này và họ phải làm việc chuyên trách không được kiêm nhiệm kế tốn hay một cơng việc nào khác. Luật cũng qui định một công ty đại chúng phải có ít nhất 3 kiểm tốn “bên ngồi”. Một kiểm toán được gọi là “bên ngồi” khi anh ta khơng làm giám đốc hoặc hoặc nhân viên của công ty hay chi nhánh cơng ty ít nhất 5 năm trước khi anh ta được bổ nhiệm làm kiểm toán. Trong một cơng ty đại chúng lớn, phải có ít nhất một kiểm tốn làm việc tồn bộ thời gian tại cơng ty. Ngồi ra, trong cơng ty đại chúng phải có kiểm tốn nội bộ, là người có chứng chỉ kế toán hoặc kiểm toán. Kiểm toán nội bộ do đại hội cổ đơng lựa chọn và có trách nhiệm kiểm tốn các báo cáo thường niên của cơng ty trước khi chúng được đệ trình tại đại hội cổ đông thường niên, nơi mà ý kiến của kiển tốn cũng được đệ trình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)