- CBTT về giao dịch của các cổ đông nội bộ, người được ủy quyền công bố thông tin và cổ đông lớn;
a) Bộ Tài Chính cần nhanh chóng ban hành thơng tư hướng dẫn CBTT mới để thay thế thông tư 09/2010/TT-BTC hiện hành Trên cơ
2.2.2. Các đề xuất giải pháp dài hạn
Trong thời gian tới, để TTCK Việt Nam công khai minh bạch, phát triển bền vững, đạt mục tiêu là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì hoạt động CBTT của CTNY cần tập trung vào các giải pháp sau đây:
Một là, Cần phải nâng cao tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán Qui định tiêu chuẩn niêm yết tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ về vệc hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khốn đã tỏ ra khơng cịn phù hợp với sự phát triển của TTCK trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì:
Nhìn chung Nghị định 14/NĐ-CP ra đời trong bối cảnh TTCK lúc đó là phù hợp và đã khuyến khích được hàng trăm doanh nghiệp tích cực tham gia TTCK, làm phong phù hàng hóa cho TTCK. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có chính sách quản trị doanh nghiệp tốt đã trở thành những doanh nghiệp vừa và lớn nhờ huy động được vốn từ TTCK; Cho đến thời điểm hiện nay đã có hơn 500 doanh nghiệp tham gia niêm yết. Những doanh nghiệp tiêu biểu của nước ta đã gần như hội đủ tại TTCK (xét về phương diện quản trị doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng).
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, cịn có những mặt hạn chế về cổ phiếu niêm yết tại 2 sàn giao dịch chứng khoán:
+ Một bộ phận doanh nghiệp niêm yết khơng có nhiều tiến bộ trong quản trị doanh nghiệp, kể cả trong một số trường hợp gặp may mắn huy động được vốn cổ phần nhưng hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí thua lỗ liên tục;
+ Có thể tiêu chuẩn niêm yết thấp đã dẫn tới tình trạng có 1 bộ phận doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả nhưng đủ điều kiện nên được tham gia niêm yết, điều đó chẳng những gây rủi ro trong đầu tư chứng khốn cho các nhà đầu tư mà cịn làm xấu đi môi trường đầu tư.
+ Nhà đầu tư cá nhân trong nước hiện chiếm khoảng 80% tổng giao dịch hàng ngày, rất nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về đầu tư chứng khoán, chỉ đầu tư theo phong trào, theo tin đồn mà khơng nhận biết được giá trị đích thực của chứng khốn…
+ Đã xảy ra tình trạng nhiều loại cổ phiếu nhỏ, kinh doanh thua lỗ hoặc không hiệu quả bị làm giá, dẫn tới giá quá ảo, một vài doanh nghiệp đã ở tình trạng thua lỗ, giải thể, phá sản nhưng vẫn bị làm giá và tất nhiên là gây thiệt hại cho nhà đầu tư khơng có kinh nghiệm.
Giai đoạn hiện nay, xét về qui mơ hàng hóa của TTCK đã tạm đủ, để TTCK ngày càng hấp dẫn, đồng thời cần phải tạo sân chơi an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, cần phải nâng cấp tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết tại các sàn giao dịch, nhằm loại bỏ những hàng hóa kém chất lượng. Nói chính xác hơn là nâng cao chất lượng hàng hóa của từng sàn GDCK để nhà đầu tư dễ phân biệt và từng bước xây dựng sàn Hose theo tiêu chuẩn quốc tế.
Theo quan điểm của chúng tôi, tiêu chuẩn niêm yếu mới, có thể qui định ở mức cao hơn. Cụ thể:
- Tại sàn HOSE :
+ Tiêu chuẩn về vốn: Doanh nghiệp phải hội đủ vốn điều lệ trên 120 tỷ đồng. Mức này là khơng khó đối với những doanh nghiệp có quản trị kinh doanh tốt. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thì việc huy động vài chục tỷ đồng là điều khơng khó;
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (mức bình quân của 3 năm trước khi niêm yết) phải ở mức khoảng từ 20% hoặc 25% trở lên;
+ Kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục thì phải bị hủy niêm yết, kể cả trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn lớn hơn 120 tỷ đồng;
+ Mức bình quân của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (VĐL lấy tại thời điểm niêm yết) của 5 năm niêm yết liên tục phải trên 15%. Qui định như vậy để các doanh nghiệp niêm yết luôn luôn cố gắng làm tốt công tác quản trị doanh nghiệp, rằng hội đủ điều kiện niêm yết thôi là chưa đủ;
- Tại sàn HAX (không kể sàn UPCOM):
+ Doanh nghiệp phải hội đủ vốn điều lệ trên 40 tỷ đồng (hoặc 50 tỷ đồng) trở lên;
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (mức bình quân của 3 năm trước khi niêm yết) phải ở mức khoảng từ 10% trở lên;
+ Kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục thì phải bị hủy niêm yết, kể cả trong trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn lớn hơn 40 tỷ đồng (hoặc 50 tỷ đồng);
+ Mức bình quân của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ (VĐL lấy tại thời điểm niêm yết) của 5 năm niêm yết liên tục phải trên 10% .
- Đối với việc niêm yết của các quỹ đầu tư chứng khoán : + Xem xét thành tích của cơng ty quản lý quỹ;
+ Nhà đầu tư tổ chức phải chiếm tỷ trọng 30% quỹ đầu tư công chúng trở lên (khi niêm yết).Việc đưa ra qui định này để thẩm định chất lượng của công ty quản lý quỹ;
Việc qui định nâng cao tiêu chuẩn niêm yết sẽ tạo động lực cho công tác cải thiện quản trị doanh nghiệp. Bởi vì:
- Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết để cho các doanh nghiệp thấy rằng đuợc niêm yết là 1 niềm vinh dự và tự hào, đồng thời cũng là phần thưởng cho các nhà quản trị doanh nghiệp;
- Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết để cho 1 bộ phận doanh nghiệp phải luôn luôn cố gắng, đồng thời cũng là tiền đề để loại bỏ những nhà quản lý
yếu kém hay những nhà quản lý ít quan tâm đến quyền lợi của nhà đầu tư, ít quan tâm đến hiệu quả hoạt động của đồng vốn kinh doanh.
- Nâng cao tiêu chuẩn niêm yết để loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém, giảm thiểu những rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư, đồng thời làm cho môi trường đầu tư chứng khoán được tốt hơn;
- Đã đến lúc TTCK không thể tiếp tục dễ dàng chấp nhận những hàng hóa kém chất lượng tham gia niêm yết.
Tuy nhiên, Việc luật hóa tiêu chuẩn niêm yết nên theo hướng mở, tức là trong từng thời kỳ cho phép Chính phủ được điều chỉnh các tiêu chuẩn niêm yết cho phù hợp với sự phát triển của thị trường.
Hai là, Qui định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc dùng thông tin để điều chỉnh thị trường
Với đặc thù của TTCK non trẻ, nhưng rất nhạy cảm rất cần đến vai trò quản lý của nhà nước, Đặc biệt trong hoạt động CBTT, trong thời gian vừa qua, việc CBTT trên TTCK gây nhiều bức xúc cho các nhà đầu tư. Một số thông tin sai lệch không phản ánh đúng thị trường, một số thông tin chỉ phục vụ một số tổ chức nào đó hay thậm chí phục vụ lợi ích cá nhân. Ngay cả những thơng tin mang tính quản lý vĩ mơ của Nhà nước nhằm điều chỉnh thị trường bớt nóng sau những phiên tăng trần liên tục cũng có nhiều vấn đề [23].
Với những thông tin sai lệch chỉ phục vụ lợi ích riêng thì khơng có gì phải bàn cãi, chúng ta cần phải có chế tài, biện pháp quản lý và xử lý để tình trạng đó khơng diễn ra. Nhưng với biện pháp quản lý vĩ mô bằng cách sử dụng thông tin mà Nhà nước (cụ thể là UBCKNN) đang áp dụng để điều tiết thị trường như hiện nay cần hết sức thận trọng. Theo tơi, có một số vấn đề như sau:
-Việc sử dụng báo chí để thơng tin nhằm điều chỉnh thị trường ví dụ như những thơng tin kiểu như: giá cổ phiếu hiện nay vượt quá giá trị thực
của nó hoặc theo phân tích kỹ thuật đã đến thời điểm các nhà đầu tư nên bán…đã thể hiện nhiều sự vơ lý. Nếu khun bán thì tức là cũng phải có người mua, nếu khơng các nhà đầu tư bán cho ai? Mặt khác nếu tất cả các nhà đầu tư cùng bán một thời điểm sẽ dẫn đến tình trạng hoảng loạn, tranh nhau bán. Mà việc mua bán chứng khoán theo tâm lý như vậy sẽ làm cho một số nhà đầu tư non nớt thiếu kinh nghiệm bị thua lỗ vì khi mua họ mua ở đỉnh (do mua theo phong trào, do có quá nhiều thơng tin tốt được đưa ra…) và khi bán thì lại bán ở đáy (cũng lại do phong trào và do thông tin công bố).
- Thị trường hiện nay lên xuống phụ thuộc rất nhiều vào việc công bố thơng tin. Do đó, thị trường khơng chỉ đảo chiều đi xuống (các nhà đầu tư tranh nhau bán) do cách cơng bố thơng tin mà thị trường cịn tăng nóng (các nhà đầu tư tranh nhau mua) cũng do cách công bố thông tin mà ra. Như vậy công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước không nhất quán. Rất nhiều thông tin tốt được đưa ra vơ tội vạ, thiếu chính xác đã làm các nhà đầu tư bị hưng phấn quá đáng, đồng thời làm số lượng các nhà đầu tư tăng vọt dẫn đến việc cầu vượt cung quá nhiều làm thị trường tăng nóng. Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa giải quyết được bài tốn tăng cung cho thị trường vì tiến độ cổ phần hóa các DNNN là vơ cùng chậm chạp. Vì vậy để chữa cháy, Nhà nước lại phải sử dụng thông tin để điều chỉnh thị trường. Điều này làm cho mọi người hình dung đến hình ảnh thị trường chứng khoán như một tấm vải để may áo, cịn Nhà nước là một ơng thợ may tay nghề yếu kém để tấm vải rách tứ tung và cứ phải lo đi vá hết chỗ nọ đến chỗ kia. Trong khi cơ thể người mặc áo là nhà đầu tư cần được chăm sóc thì lại bị chỗ thì nóng q, chỗ thì lạnh q do áo rách.
- Nhà nước cần có một bộ phận theo dõi, đánh giá tác động của thông tin đối với thị trường để có hình thức cơng bố phù hợp, kể cả những tin tức tốt lẫn những tin xấu và chỉ cho phép một số cơ quan có quyền
cơng bố những thơng tin chính thức và đáng tin cậy chứ không phải bát nháo như hiện nay tờ báo nào cũng có quyền phát ngơn về thị trường chứng khốn. Tuyệt đối khơng có những thơng tin chủ quan kiểu như: hiện nay nên bán hay nên mua.
- Cần phân định trách nhiệm giữa Bộ Thơng tin và Truyền thơng với Bộ Tài chính, UBCKNN trong việc quản lý nhà nước đối với các tờ báo và các trang Web của các công ty niêm yết liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ CBTT khi tham gia thị trường. Cụ thể:
+Bộ Thông tin và truyền thông thực hiện việc cấp giấy phép cho tổ chức phát hành đưa thơng tin trên mạng, cịn việc thanh tra kiểm sốt nội dung thơng tin về hoạt động chứng khoán và xử lý các hành vi vi phạm sẽ do Bộ Tài chính và UBCKNN xử lý.
+Cần có cơ chế phối hợp trong việc rút hay thu hồi giấy phép của các cơ quan báo chí có đăng tải những nội dung có ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK;
+Tăng cường vai trò của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý cơ quan báo chí trong việc đăng tải nội dung các bài báo có liên quan đến hoạt động của TTCK.
Ba là, Tiếp tục phát huy hiệu quả và nâng cao vai trò của báo
giới trong hoạt động CBTT trên TTCK. Đây không chỉ là việc cần được tiến hành ngay mà phải được tiến hành thường xuyên, Khơng thể phủ nhận những gì mà báo giới đã mang lại cho TTCK trong thời gian qua và cũng khơng ít những tác hại mà báo giới đã mang lại đối với thị trường.
Thơng qua kênh báo chí giúp cho tổ chức phát hành tiếp cận được với công chúng đầu tư và công chúng đầu tư tiếp cận được với tổ chức phát hành. Điều mà chúng ta quan tâm hiện nay, đó là bản thân doanh nghiệp khơng muốn tiếp cận với báo chí, bởi khi khai thác thông tin báo giới thường quá nhấn mạnh tới những thông tin nhỏ hay cường điều hố
thơng tin gây nên những hiểu nhầm cho nhà đầu tư. Vai trò của báo giới đối với hoạt động CBTT trên TTCK thể hiện ở những điểm sau[16],[28]:
- Báo giới phải góp phần định hướng cho cơng chúng đầu tư, đưa các thơng tin chính xác, khách quan và tránh những bình luận gây hại cho doanh nghiệp;
- Báo giới phải trở thành công cụ để cho doanh nghiệp quảng bá và khuếch trương thương hiệu của mình trên thị trường.
- Khi phản ánh các thơng tin về doanh nghiệp phải bảo đảm tính khách quan, cơng bằng, khơng cường điệu hóa thơng tin, khơng đưa những thơng tin “gây nhiễu” làm khó khăn cho nhà đầu tư.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, Bộ tài chính chỉ đạo UBCKNN phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền với nội dung và phương thức đa dạng để cơng chúng có hiểu biết hơn về những lợi ích cũng như những rủi ro khi tham gia thị trường chứng khoán coi đây là một trong các giải pháp trọng tâm lâu dài nhằm phát triển lành mạnh và bền vững thị trường chứng khoán. Đây cần được coi là tơn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK.
Bốn là, Tiếp tục duy trì và nâng cao vai trị của Hiệp hội đầu tư
tài chính (VAFI) trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường [49]. Ngày 14/5/2004 tại Hà Nội Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt
Nam đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với vị thế là một tổ chức xã hội -nghề nghiệp. Có vai trị quan trọng thể hiện tiếng nói và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Hiệp hội đầu tư tài chính Việt Nam đi vào hoạt động sẽ tạo thêm sức mạnh cho hoạt động kinh doanh chứng khốn, tăng niềm tin cho cơng chúng đầu tư trong bối cảnh thị trường đang khó khăn hiện nay. Hiệp hội đầu tư tài chính có nhiệm vụ thiết lập và duy trì mối quan hệ thường xuyên giữa các thành
viên, đề xuất góp ý với UBCKNN để xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý về chứng khoán. Hiệp hội cũng tổ chức các hoạt động đào tạo chứng khoán, tuyên truyền phổ biến các kiến thức về chứng khốn và TTCK đến đơng đảo nhà đầu tư. Đồng thời thiết lập mối quan hệ quốc tế về lĩnh vực này.
Thực tế cho thấy, trong bất kỳ thị trường tài chính, thị trường chứng khốn nào trên thế giới, yếu tố để quyết định sự tồn tại và phát triển của thị trường là đòi hỏi phải có 1 mơi trường đầu tư tài chính tốt, lành mạnh và minh bạch . Đây là mục tiêu là yêu cầu mà hoạt động của Hiệp hội hướng tới và cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cho hoạt động chủ yếu của VAFI trong những năm qua. Mọi hoạt động của VAFI và những gì VAFI đã làm, đã làm được, làm có kết quả cũng là để góp phần tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả. Trong điều kiện khó khăn và cịn nhiều hạn chế về năng lực, kinh nghiệm hoạt động về nguồn lực tài chính, về bộ máy tổ chức... Nhưng thời gian hoạt động vừa qua VAFI đã chứng tỏ rằng Hiệp hội là 1 định chế tài chính quan trọng cho sự phát triển của thị trường đầu tư tài chính, thị trường chứng khốn Việt nam.
Vai trị của Hiệp hội ở việc hỗ trợ sự phát triển của thị trường đã được khẳng định. Với số lượng lớn các cơng ty chứng khốn và Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia là thành viên đã làm cho tiếng nói của Hiệp hội ngày càng có giá trị. Trước những biến động của TTCK nước ta thời gian gần đây, Hiệp hội đã có những kiến nghị đối với UBCKNN, Bộ Tài chính,