Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Trung quốc

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 53)

- Công bố thông tin khác:

c) Đối tượng quản lý

1.3.2. Pháp luật về công bố thông tin thị trường chứng khoán Trung quốc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời khá muộn (Năm 1981), và cho đến đầu những năm 90 thế kỷ 20 phát triển không mấy hiệu quả.

Do phát triển thị trường từ tự phát lên thị trường có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, nên TTCK Trung Quốc hoạt động lỏng lẻo. Trong thời gian đầu, êêj thống thông tin của TTCK Trung Quốc hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải không thống nhất bởi chúng tuân theo các quy định của địa phương, mạng truyền thông chưa được chú trọng và vẫn áp dụng các giao dịc thủ công, mặc dù lúc đó ngành điện toán đã có những ứng dụng rất hiệu quả vào giao dịch chứng khoán của một số TTCK thế giới. Cũng chính vì chưa có cơ quan quản lý nhà nước thống nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán nên các quy chế, quy định về thông tin không được coi trọng. Vì vậy, hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết, công ty chứng khoán…có độ tin cậy rất thấp. Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đáp ứng được nhu cầu cổ phần hoá, không đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gây lãng phí thời gian.

Từ năm 1992 trở lại đây, khi UBCKNN được thành lập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự. UBCKNN giữ vai trò quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán. Các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩn thống nhất, đặc biệt tuân thủ các quy chế về công bố thông tin trên thị trường [47].

Theo Luật Chứng khoán của nước này, các thông tin doanh nghiệp niêm yết cần công bố bao gồm:

- Thông tin về các giám đốc, các quản lý cao cấp và nhà tư vấn: mục đích của việc công bố những thông tin này là nhằm giúp nhà đầu tư xác định các đại diện và các cá nhân liên quan đến việc đăng ký hay niêm yết của doanh nghiệp. Các thông tin này giúp nhà đầu tư đánh giá kinh nghiệm, khả năng và mức độ bồi thường của các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như mối liên hệ của họ với doanh nghiệp. Các thông tin cần nêu bao gồm tên, địa chỉ của doanh nghiệp, chức năng của giám đốc và các quản lý cao cấp của doanh

nghiệp, tên và địa chỉ của các ngân hàng chính và các tư vấn về pháp lý, tên và địa chỉ của công ty kiểm toán cho doanh nghiệp trong ba năm trước đó.

- Thông tin về doanh nghiệp: cung cấp các thông tin về lịch sử phát triển của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, tình hình kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, tình hình nghiên cứu và phát triển, nhãn hiệu và bản quyền, các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh, sự tương xứng về tài sản, nguồn vốn và khả năng thanh toán, nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị, kế hoạch tăng hoặc giảm năng suất trong tương lai. Một số nước như Mỹ, Hồng Kông, Nhật Bản… có thể yêu cầu doanh nghiệp định giá tài sản và dự báo về triển vọng của doanh nghiệp trong những năm tới.

- Thông tin về tình hình tài chính, cụ thể gồm các báo cáo tài chính, các thông tin tài chính khác được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập (như bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập, sự thay đổi về vốn cổ phần, báo cáo lưu chuyển tiền tệ), các ghi chú và bảng liệt kê các tiêu chuẩn kế toán được sử dụng, chú thích phân tích sự thay đổi tên mỗi đầu đề của vốn cổ phần thể hiện trong bảng cân đối kế toán, các dữ liệu tài chính có chọn lọc, vốn và các khoản nợ, lý do phát hành và việc sử dụng tiền thu được và các yếu tố rủi ro.

- Thông tin về phát hành và niêm yết cung cấp các thông tin về phát hành và niêm yết chứng khoán như số chứng khoán phát hành dự kiến, giá dự kiến phát hành, phương pháp định giá, các chi phí người mua phải trả, tên và địa chỉ pháp nhân bảo lãnh phát hành hay bảo đảm cho việc phát hành và niêm yết, kế hoạch phân phối chứng khoán, cổ đông chính, giám đốc và thành viên ban quản lý công ty, các chủ thể giám sát hay những người sẽ mua trên5% cổ phiếu phát hành, thị trường mà chứng khoán sẽ được phát hành và niêm yết, thông tin về cổ đông bán cổ phiếu, sự chênh lệch giá chi phí cho việc phát hành và các thông tin khác có liên quan (vốn cổ phần, các hợp đồng của công ty, bản ghi nhớ và các điều khoản liên kết, các kiểm soát về hối đoái, thuế, cổ tức và địa lý thanh toán, nhận xét của chuyên gia…). Công bố

thông tin về các cổ đông chủ chốt và hợp đồng với các bên có liên quan.

Ở quốc gia rộng lớn này, các nhà quản lý nhận thấy rằng, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, TTCK cần phải được hiện đại hoá. Các Sở giao dịch Thâm Quyến và Thượng Hải đã áp dụng giao dịch tự động, mỗi giờ có thể tiến hành hàng 100.000 cuộc giao dịch, đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của nhà đầu tư ở đất nước hơn 1,3 tỷ dân này [47]. Hiện nay, các sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã nối mạng với nhau và với các công ty chứng khoán trong nước. Toàn bộ giao dịch đã được thực hiện thông qua mạng vi tính, xoá đi sự không thống nhất về thông tin. Và đưa thông tin đến công chúng đầu tư một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực tiễn pháp lý và phương hướng hoàn thiện (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)