XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU
2.3.2. Công ti cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường thành lập từ hợp đồng hợp tác góp vốn có sự nhầm lẫn, lừa dố
đồng hợp tác góp vốn có sự nhầm lẫn, lừa dối
Ngày 18/10/2007, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp giữa các thành viên của công ti về hợp đồng góp vốn thụ lý số 702/2006/TLST-KDTM ngày 16/10/2006.
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Xuân Trường. Bị đơn: Bà Phạm Thị Kiều Thu.
a. Nội dung vụ việc
Ngày 21/4/2006 ông Đỗ Xuân Trường và bà Phạm Thị Kiều Thu có ký hợp đồng thỏa thuận hợp tác thành lập công ti cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường (sau đây gọi tắt là công ti Xuân Trường), địa chỉ tại số 139AB Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, bà Thu góp vốn bằng căn nhà số 139AB Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, còn ông Trường góp bằng tiền sửa chữa mặt bằng, đầu tư trang thiết bị và đầu tư thành lập công ti. Công ti gồm có năm thành viên là bà Phạm thị Kiều Thu, ông Đỗ Xuân Trường, bà Mạch Kim Liên, bà Mạch Kim Lan và bà Đỗ thị Hồng Loan.
thời hạn, tự ý cất giấu toàn bộ hồ sơ giấy phép, dấu mộc của công ti và khoá cửa không cho nhân viên của ông Trường vào làm việc.
Tại văn bản tự khai ngày 20/11/2006 của bị đơn bà Phạm thị Kiều Thu và các lời trình bày trong phiên hoà giải và tại phiên tòa thì bà Thu có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh như nguyên đơn trình bày, lúc ký hợp đồng này là do tin tưởng nguyên đơn có bằng cấp chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ nên mới hợp tác kinh doanh, đến khi nhận được giấy phép thấy không được cấp phép kinh doanh ngành nghề này bà Thu đã hỏi và nguyên đơn hứa sẽ bổ sung ngành nghề này sau, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do có số khách hàng có đơn khiếu nại về chất lượng thực hiện các ca phẫu thuật do nguyên đơn thực hiện thì nguyên đơn thừa nhận không có bằng cấp chuyên môn lĩnh vực này và đề nghị sẽ thuê bằng của bác sĩ có chuyên môn để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Tại văn bản tự khai ngày 20/11/2006 của người có quyền và nghĩa vụ liên quan gồm bà Mạch Kim Liên và bà Mạch Kim Lan trình bày bà Liên và bà Lan là đồng sở hữu căn nhà 139AB Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và là thành viên của công ti Xuân Trường, tuy nhiên hai bà này không góp vốn cùng kinh doanh. Về hợp đồng hợp tác giữa nguyên đơn và bị đơn hai bà này không rõ chỉ biết nguyên đơn chịu trách nhiệm về chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ nên hai bà cùng ký tên vào hợp đồng hợp tác ngày 21/04/2006. Quá trình thực hiện hợp đồng trên, hai bà thống nhất như lời trình bày của bị đơn và đề nghị Tòa không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Tại văn bản tự khai ngày 05/12/2006 của người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà Đỗ thị Hồng Loan đã xác nhận về hình thức bà là thành viên công ti, thực tế không góp vốn và không rõ về hoạt động kinh doanh của công ti. Nay đồng ý theo các ý kiến trình bày của nguyên đơn trong vụ án này và
cho rằng hợp đồng hợp tác giữa hai bên không có sự lừa dối vì phía bị đơn lo thủ tục đăng ký kinh doanh cho công ti.
Theo Hội đồng xét xử, quan hệ tranh chấp phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn là tranh chấp giữa các thành viên của công ti với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể công ti và công ti Xuân Trường có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh, căn cứ vào Khoản 3 Điều 29, Khoản 1 Điều 34 và Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự thì đơn khởi kiện của ông Đỗ Xuân Trường được Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh chấp nhận để xem xét. Ngoài ra nguyên đơn đòi bị đơn bồi thường thiệt hại do bị đơn vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh là 800.000.000 đồng tương đương 50.000 USD và hoàn trả bằng tiền Việt Nam giá trị của các trang thiết bị đầu tư là 404.788.960 đồng, tổng cộng là 1.204.788.960 đồng.
Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho công ti Xuân Trường, số 4103004726 đăng ký lần đầu ngày 10/05/2006, trong đó ghi danh sách cổ đông sáng lập gồm bà Phạm Thị Kiều Thu (có số cổ phần là 5.000), ông Đỗ Xuân Trường (2.000 cổ phần), còn lại các bà Mạch Kim Lan, Mạch Kim Liên và Đỗ Thị Hồng Loan (mỗi người có 1.000 cổ phần); ông Trường là Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ti; địa chỉ trụ sở chính tại 139A-139B Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; ngành, nghề kinh doanh chính là mua bán mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, dụng cụ thẩm mỹ, y ngoại tổng quát, đào tạo nghề. Các bên đã xác nhận việc ghi tên và phần góp vốn của các bà Liên, bà Lan và bà Loan vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là nhằm hợp thức hoá thủ tục thành lập công ti, thực tế toàn bộ vốn góp là do ông Trường và bà Thu bỏ ra, việc này còn được xác nhận trong hợp đồng thỏa thuận hợp tác ngày 21/04/2006, trong đó, thể hiện phần góp vốn của bà Thu
bằng căn nhà số 139AB Nguyễn Trãi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; ông Trường góp vốn bằng tiền sửa chữa mặt bằng, đầu tư trang thiết bị, đầu tư thành lập công ti; các thành viên khác không góp vốn (không có quyền sở hữu tài sản công ti và không được phân chia lợi nhuận). Đồng thời, chia lợi nhuận sau khi trừ chi phí hoạt động, được chia đều 50% cho bà Thu và ông Trường. Như vậy, việc hoạt động kinh doanh của công ti Xuân Trường đã không thực hiện việc kê khai trung thực, chính xác về nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như có sự lừa dối như đứng tên hộ để thành lập công ti cổ phần là vi phạm các quy định tại Điều 11 Luật doanh nhiệp năm 2005.
Đại diện nguyên đơn thừa nhận trước khi hợp tác kinh doanh với bị đơn ông Trường đã hoạt động hành nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Trung tâm chăm sóc sắc đẹp Xuân Phương ở số 55 Trương Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và khi thực hiện việc hành nghề này nguyên đơn chưa được cấp chứng chỉ hành nghề nêu trên, việc này được thể hiện trong Công văn số 78 ngày 29/8/2006 của Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh có nội dung thể hiện ông Trường hành nghề không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp nên đã bị phạt theo quy định, như vậy, việc bị đơn cho rằng đã bị lừa dối khi ký hợp đồng hợp tác là có cơ sở, bởi lẽ, tại Điều 3 trong hợp đồng hợp tác ghi rõ ông Đỗ Xuân Trường chịu trách nhiệm về chuyên môn phẫu thuật. Về vấn đề này, đại diện nguyên đơn có quan điểm cho rằng hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ông Trường chịu trách nhiệm chuyên môn phẫu thuật, tuyển nhân sự có nghĩa là ông Trường không phải là người trực tiếp phẫu thuật mà sẽ tuyển người có bằng cấp hành nghề này. Ý kiến này không được Tòa án chấp nhận, bởi lẽ, trong các nội dung quảng cáo về hoạt động kinh doanh của công ti Xuân Trường đã thể hiện ông Trường phụ trách khâu phẫu thuật thẩm mỹ, tạo hình và công ti cũng không có người nào khác thực hiện chuyên môn này, do đó, căn cứ theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định có cơ
sở để xác định hợp đồng hợp tác ngày 21/04/2006 bị vô hiệu toàn bộ do bị nhầm lẫn ngay từ thời điểm xác lập vì nguyên đơn đã cố ý làm cho bị đơn nhầm lẫn về nội dung giao dịch mà xác lập việc giao dịch trên với nguyên đơn, vì vậy, căn cứ Điều 137 Bộ luật dân sự quy định thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập, do đó, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Các bên thừa nhận ngày 12/7/2006 đã tiến hành lập biên bản kiểm kê tài sản của công ti, thống nhất với bản liệt kê này về giá trị tài sản như các bên tự xác định. Ngày 28/9/2006 nguyên đơn và bị đơn đã tiến hành việc giao nhận lại tài sản đã góp vào công ti Xuân Trường, bị đơn nhận lại phần tài sản còn lại trong nhà 139AB Nguyễn Trãi Quận 1, TP. Hồ Chí Minh và hai bên đã thống nhất tài sản của người nào người đó lấy về. Như vậy, về cơ bản hai bên đã khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã góp vào công ti. Tuy nhiên, tại phiên Tòa cả hai đều cho rằng chưa được giao nhận lại đầy đủ, cụ thể, phía nguyên đơn cho rằng bị đơn còn chưa giao lại cho nguyên đơn một số tài sản. Theo lời khai nhận của các bên tại phiên Tòa cho thấy khi công ti chuẩn bị và tiến hành hoạt động kinh doanh, việc đưa tài sản là phần góp vốn của các thành viên là nguyên đơn và bị đơn không được lập biên bản nhập kho quỹ theo quy trình của hệ thống kế toán của công ti cũng như không có sự xác nhận của các bên với nhau, vì vậy, không có cơ sở để xác định tài sản của nguyên đơn đưa vào góp vốn của công ti gồm những vật dụng, trang thiết bị nào để làm cơ sở đối chiếu, xem xét mặc dù trong biên bản kiểm kê ngày 12/07/2006 thể hiện tại nhà 139AB Nguyễn Trãi Quận 1, TP. Hồ Chí Minh có những tài sản nêu trên, vì vậy, căn cứ vào biên bản thanh lý tài sản ngày 28/09/2006 cho thấy việc giao nhận tài sản đã góp vào công ti của hai bên đã được giải quyết xong, vì vậy, khi ký nhận
tài sản, đại diện uỷ quyền của nguyên đơn đã ghi nhận “Các tài sản còn lại trong nhà 139AB Nguyễn Trãi là của bị đơn” mà không có ý kiến về các tài sản khác còn lại thuộc về nguyên đơn sở hữu chưa được giải quyết; mặt khác trong bản kiểm kê ngày 12/07/2006 cũng không xác định tất cả các tài sản đã kiểm kê là của công ti Xuân Trường. Còn về các vật dụng khác như 01 ghế đôn sơn thường, 07 bộ bàn kiếng chân sắt và 01 bình chữa cháy không thể hiện có trong biên bản kiểm kê ngày 12/07/2006, do đó, yêu cầu đòi bị đơn giao tiếp các tài sản nêu trên của nguyên đơn không có cơ sở để chấp nhận. Về yêu cầu của bị đơn về việc đòi nguyên đơn hoàn trả lại các trang thiết bị đầu tư đã lấy nhầm khi bàn giao tài sản có trị giá là 112.730.000 đồng do các bên không tiến hành thủ tục giao nhận tài sản đầu tư ban đầu nên không có cơ sở để Tòa chấp nhận yêu cầu này của bị đơn.
Về yêu cầu của nguyên đơn đòi bị đơn thanh toán lại các chi phí do nguyên đơn bỏ ra đầu tư sửa chữa nhà 139AB Nguyễn Trãi, xét thấy yêu cầu này là không thể chấp nhận được, bởi lẽ, nguyên đơn không xuất trình được giấy sửa chữa do cơ quan chức năng cấp phép, không được bị đơn thừa nhận và không được ghi nhận trong các sổ sách chứng từ thu chi kế toán của công ti. Đồng thời, tại biên bản thẩm định tại chỗ ngày 11/09/2007 đã thể hiện những phần sửa chữa như nguyên đơn trình bày trong bản tường trình ngày 18/06/2007 đều không đúng như đã nêu ra. Về chi phí quảng cáo cho hoạt động của công ti trên các báo, yêu cầu này là không có cơ sở, bởi lẽ, tại phiên tòa phía nguyên đơn xác nhận bị đơn là người ký hợp đồng quảng cáo và việc quảng cáo này nhằm mục đích tiếp thị hoạt động kinh doanh của công ti nên không thể buộc bị đơn hoàn lại. Về yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi lại số hàng hoá là mỹ phẩm các loại, yêu cầu này không có cơ sở, bởi lẽ, tại phiên tòa bị đơn đã chứng minh bà Thu là người trực tiếp ký hợp đồng mua các lô hàng mỹ phẩm đã liệt kê trong biên bản ngày 12/07/2006 vì trước và trong khi
hợp tác với nguyên đơn, bị đơn là chuyên viên săn sóc da mặt nên khi tiến hành thanh lý tài sản công ti ngày 28/09/2006 nguyên đơn đã không nhận lại các hàng hoá này. Đồng thời, phía nguyên đơn cũng không chứng minh được việc đã bỏ tiền ra để mua các mỹ phẩm nêu trên.
Hợp đồng hợp tác bị vô hiệu cần phải huỷ và hậu quả của việc giao dịch vô hiệu được giải quyết theo quy định của Khoản 1, 2 Điều 137 Bộ luật dân sự, bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Căn cứ, nội dung theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103004726 chỉ được phép kinh doanh gồm mua bán mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, dụng cụ thẫm mỹ; y ngoại tổng quát; đào tạo nghề, tuy nhiên, theo lời các bên thừa nhận sau khi công ti hoạt động đã thực hiện ngành nghề phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, mặc dù, tại phiên tòa phía nguyên đơn cho rằng ông Trường đã thực hiện hai ca phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hàng bạn bà Thu là thực hiện theo yêu cầu của bà Thu. Như vậy, hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh đã vi phạm theo Điều 9 và Điều 11 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đồng thời, việc hoạt động ngành nghề kinh doanh phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề nhưng công ti không đáp ứng nhưng vẫn cố tình hoạt động kinh doanh là hành vi bị cấm vi phạm Điều 11 Luật doanh nghiệp năm 2005. Như vậy, có cơ sở để xác định nguyên nhân dẫn đến hợp đồng hợp tác bị vô hiệu là do lỗi của nguyên đơn vì không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh theo thỏa thuận khi hợp tác, tuy nhiên, khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh được cấp vào ngày 10/05/2006 phía bị đơn biết không được cấp phép hành nghề như thỏa thuận nhưng vẫn đồng ý chấp nhận cho nguyên đơn bổ sung ngành nghề và để công ti tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề không phép
đã rút lại yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, tự chịu tổn thất phát sinh do việc hợp tác kinh doanh với nguyên đơn vì đã mất thu nhập cho thuê nhà trong bốn tháng là 200.000.000 đồng. Bị đơn không có lỗi trong việc giao dịch này vì ý chí của hai bên khi ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh ngày 21/04/2006 thì ngoài các ngành nghề được phép kinh doanh còn phải có hoạt động hành nghề về phẫu thuật, trong khi, ông Trường không có bằng cấp về chuyên môn phẫu thuật nên thỏa thuận này là trái luật, do đó, nên Tòa đã bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại là 800.000.000 đồng tương đương 50.000 USD của nguyên đơn và xác định hợp đồng hợp tác bị vô hiệu toàn bộ do bị nhầm lẫn ngay từ thời điểm xác lập vì nguyên đơn đã cố ý làm cho bị đơn nhầm lẫn về nội dung giao dịch.
Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên bố hợp đồng thỏa thuận hợp tác lập ngày 21/4/2006 ký giữa ông Đỗ Xuân Trường và bà Phạm Thị Kiều Thu bị vô hiệu toàn bộ và kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh xử lý hành vi vi phạm Luật doanh nghiệp đối với công ti Xuân Trường về việc