Nghĩa vụ liên đới của những người góp vốn sáng lập cơng t

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 58 - 60)

XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU

2.2.2.Nghĩa vụ liên đới của những người góp vốn sáng lập cơng t

Công ti trách nhiệm hữu hạn hay công ti cổ phần chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình, cịn thành viên hay cổ đơng góp vốn vào cơng ti trở thành người chủ sở hữu công ti chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ti trong một giới hạn nhất định đó là trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ti. Đây như là một cam kết công khai của công ti, thành viên công ti khi thực hiện các hoạt động kinh doanh và với các khách hàng đối tác của công ti. Công ti bị vô hiệu trong trường hợp chưa sửa chữa sự vơ hiệu đó hoặc khơng thể sửa chữa được thì tư cách pháp nhân sẽ bị chấm dứt kể từ thời điểm bị vô hiệu. Việc công ti bị tiêu hủy có thể khiến những ai đã gây ra sự vơ hiệu thì phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu là công ti trách nhiệm hữu hạn thì những thành viên sáng lập và các thành viên có lỗi, nếu là cơng ti cổ phần thì các cổ đơng sáng lập và những người quản trị đầu tiên của công ti phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các cổ đông khác và người thứ ba về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán. Tức là chủ nợ hay chủ thể có quyền có quyền yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ mặc dù trị giá của toàn bộ nghĩa vụ phải thực hiện có thể vượt xa phần vốn mà họ đã góp vào cơng ti. Người góp vốn sáng lập cơng ti nếu là cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình gồm có tài sản đã góp và tài sản thuộc sở hữu của cá nhân của mình để trả nợ. Nghĩa vụ liên đới có thể nói là bảo đảm tối ưu nhất cho chủ thể có quyền lợi và buộc người sáng lập công ti phải chịu trách nhiệm cuối cùng trong trường hợp có lỗi đưa cơng ti vào tình trạng vơ hiệu. Như vậy, giới hạn trách nhiệm kinh doanh của người góp vốn sáng lập cơng ti đã bị hủy bỏ do tư cách pháp nhân của công ti đã bị hủy bỏ trong trường hợp bị vô hiệu tuyệt đối hoặc chưa sửa chữa sự vơ hiệu đó.

Giao dịch hợp pháp với người thứ ba ngay tình vẫn có hiệu lực và hình thành nên các tài sản thuộc quyền sở hữu của công ti bị vô hiệu. Trong trường

hợp công ti bị vô hiệu tuyệt đối, các nước cũng quy định tiến hành thanh lý công ti như trường hợp giải thể. Việt Nam cũng vậy, tuy không quy định về công ti vô hiệu, nhưng trong những trường hợp vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp cũng bị xử lý bằng hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc bị giải thể. Sẽ quá nghiêm khắc khi đặt ra quy định phải tịch thu tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức từ công ti vô hiệu.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 58 - 60)