Sửa chữa sự vô hiệu hay công ti tiếp tục hoạt động

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 55)

XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU

2.1.2. Sửa chữa sự vô hiệu hay công ti tiếp tục hoạt động

Theo thông lệ giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu tương đối thì công ti vô hiệu tương đối có thể sửa chữa những điều kiện thiếu đó để tiếp tục duy trì tư cách pháp lí của công ti. Trong trường hợp có một phán quyết chung thẩm đã có hiệu lực tuyên bố vô hiệu việc thành lập công ti, mà nguyên nhân của việc vô hiệu đó chỉ do một hội viên nhất định thì công ti có thể vẫn hoạt động với sự thỏa thuận và nhất trí của những hội viên. Trong trường hợp này, người hội viên đã gây ra việc vô hiệu nói trên bị coi là đã xin ra [25, Điều 139]. Công ti bị vô hiệu tương đối nhưng có thể không bị hủy nếu thực hiện việc hoàn chỉnh hay bổ sung các điều kiện còn thiếu. Sau khi được sửa đổi bổ sung thì công ti không vô hiệu nữa mà trở nên có hiệu lực và được coi như có hiệu lực từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc sửa đổi bổ sung về nội dung khi một trong các bên biết khiếm khuyết trong giao dịch thành lập công ti hay nguyên nhân làm giao dịch thành lập công ti vô hiệu trong trường hợp do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hay bị đe dọa hay do tình trạng không có năng lực hành vi dân sự không còn nữa. Việc sửa đổi về hình thức bao gồm thực hiện các yếu tố làm cho hoàn chỉnh việc thành lập công ti như việc thực hiện các thủ tục công bố. Hoàn chỉnh giao dịch thành lập công ti có thể được thực hiện dưới hình thức ẩn, thông qua một hành vi hay một thái độ thể hiện ý chí của chủ thể muốn hoàn chỉnh giao dịch đó.

Khi giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu tương đối và công ti vô hiệu tương đối thì nó chỉ gây thiệt hại cho lợi ích riêng của người góp vốn sáng lập công ti. Để bảo vệ lợi ích đặc thù của cá nhân, tổ chức đó, pháp luật quy định chỉ có họ mới là chủ thể có quyền được khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch đó vô hiệu trong một thời hạn nhất định như Việt Nam, Nhật Bản, Pháp là hai năm kể từ thời điểm công ti được thành lập. Người thứ ba hoàn toàn không có liên quan gì đến giao dịch thành lập công ti và giao dịch thành lập công ti không đối kháng với họ thì họ không có quyền lợi gì để làm căn cứ cho việc

xin tuyên bố giao dịch thành lập công ti vô hiệu. Giao dịch dù vô hiệu cũng tạo ra một tình trạng thực tại và để bảo vệ sự ổn định của các giao dịch trong xã hội, sau một thời gian nhất định các giao dịch đó sẽ được cải biến trong một tình trạng hợp pháp hay giao dịch vô hiệu tương đối đó phải được chấp nhận. Vì nguyên tắc rất quan trọng trong tố tụng dân sự là không có lợi ích thì không có quyền yêu cầu. Thời hiệu thực hiện tố quyền không thể có tính vĩnh cửu bởi sẽ gây ra tình trạng lộn xộn không ngừng trong các giao dịch dân sự. Thời hiệu là một chế định nhằm đem lại sự ổn định trong các tương quan pháp lí, không có chế định ấy người ta sẽ không có biện pháp nào để hạn chế hoặc chấm dứt các tranh chấp và các chủ thể sẽ rơi vào tình trạng lo âu, hỗn độn. Thời hiệu triệt tiêu quyền chứ không triệt tiêu nghĩa vụ, nó khiến cho bên có quyền lợi không thể đòi hỏi một sự thi hành nghĩa vụ vô thời hạn. Một khi thời hiệu kiện yêu cầu hủy giao dịch vô hiệu tương đối đã trôi qua, quyền xin hủy bỏ giao dịch thành lập công ti và công ti bị vô hiệu tương đối đó sẽ bị chấm dứt và công ti vẫn tiếp tục hoạt động.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)