Xử lý công ti vô hiệu

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 55)

XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU

2.1. Xử lý công ti vô hiệu

Nhà nước có nhiệm vụ trọng yếu là đảm bảo trật tự xã hội, phải can thiệp vào các tranh chấp có thể làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội. Sự can thiệp của Nhà nước đuợc thực hiện thông qua hệ thống Tịa án. Tịa án có vai trị cưỡng chế thi hành giao dịch chứ không phải là can thiệp vào giao dịch và sự can thiệp thơng qua hoạt động xét xử của Tịa án đối với các giao dịch dân sự thuộc lĩnh vực tư dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Giao dịch thành lập công ti đã thiết lập nên nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên mà một bên không thể đơn phương hủy bỏ. Công ti được thành lập có mục tiêu và hoạt động thơng qua hành vi của các chủ thể tham gia thành lập công ti để thiết lập các giao dịch hướng ra bên ngồi trong q trình hoạt động. Xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể này trong phạm vi thực hiện các nghĩa vụ tài sản của công ti cũng như giá trị pháp lí tư cách pháp nhân của công ti được thành lập từ giao dịch bị vô hiệu đã được pháp luật về công ti của các nước khác trên thế giới giải quyết như thế nào có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học pháp lí và hồn thiện pháp luật về cơng ti của Việt Nam.

Kiện hủy giao dịch là một phương tiện tự bảo vệ được các bên sử dụng nhằm ngăn chặn việc giao dịch vơ hiệu được đưa ra thực hiện. Giao dịch đó bị hủy thì khơng ảnh hưởng đến trật tự pháp lí mà nó chỉ thuần túy có tác dụng thiết lập tại tình trạng ban đầu. Tùy theo mục đích bảo vệ một quyền lợi riêng tư hay trật tự cơng cộng mà phạm vi chủ thể có thể hành xử tố quyền yêu cầu

tuyên bố hủy bỏ giao dịch thành lập công ti và công ti cũng khác biệt. Hủy giao dịch thành lập công ti khơng chỉ có hiệu lực cho tương lai mà cịn có hiệu lực cho cả quá khứ nhưng tiêu hủy cơng ti khơng có hiệu lực hồi tố.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)