Giao dịch thành lập công ti vô hiệu và công ti vô hiệu

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 43 - 44)

b. Công ti đối vốn

1.4. Giao dịch thành lập công ti vô hiệu và công ti vô hiệu

Vấn đề hiệu lực của giao dịch thành lập công ti dựa trên các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung. Giao dịch thành lập công ti vô hiệu thường được hiểu là một giao dịch không tồn tại hoặc là một giao dịch khơng có giá trị pháp lí hoặc khơng có giá trị bắt buộc đối với các bên chủ thể đã giao kết. Giao dịch thành lập cơng ti có sự vi phạm các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc hoặc cấm đốn định dưới nhiều hình thức khác nhau hoặc không phù hợp với ý chí đích thực, sự tự nguyện của một hoặc cả các bên chủ thể sẽ làm cho giao dịch đó bị vơ hiệu.

Giao dịch thành lập công ti không tạo lập nên các quyền và nghĩa vụ cho các bên chủ thể, trong trường hợp bị vô hiệu tuyệt đối, còn trong trường hợp bị vơ hiệu tương đối thì chỉ khơng tạo lập nên các quyền và nghĩa vụ đối với bên khơng có lỗi và sẽ vơ hiệu với bên có lỗi làm cho giao dịch bị vô hiệu. Sự phân loại cổ điển về các loại giao dịch vô hiệu tương đối và tuyệt đối khơng có nghĩa là giao dịch đó bất hợp pháp nhiều hay ít, mà do luật pháp bảo vệ hai loại quyền lợi trong giao dịch đó là quyền lợi của cộng đồng hay quyền

lợi của tư nhân. Giao dịch sẽ bị vô hiệu tuyệt đối khi vi phạm quy tắc pháp lí có mục đích bảo vệ trật tự cơng cộng, quyền lợi của tập thể, xã hội, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu tương đối khi vi phạm quy tắc pháp lí mà mục đích là để bảo vệ quyền lợi của cá nhân. Sự phân định ranh giới giữa công ti vô hiệu tuyệt đối và công ti vô hiệu tương đối cũng chỉ mang tính tương đối. Thời điểm xác định sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti được tính từ thời điểm hình thành giao dịch hay sự tuyên bố vơ hiệu giao dịch thành lập cơng ti có hiệu lực hồi tố. Việc thực hiện giao dịch khơng có giá trị ràng buộc các bên kể từ thời điểm thiết lập. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu là hai năm đối với trường hợp chủ thể tham gia giao kết giao dịch thành lập công ti là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; hoặc bị nhầm lẫn, bị lừa dối, đe dọa, không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Đối với giao dịch thành lập cơng ti bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội hoặc do giả tạo thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu khơng bị hạn chế.

Do điều kiện có hạn, tác giả chủ yếu xem xét, phân tích về sự vi phạm điều kiện chủ thể, điều kiện về nội dung và mục đích của giao dịch thành lập cơng ti mà khơng phân tích sâu ở khía cạnh hình thức của giao dịch thành lập cơng ti.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)