Hệ quả pháp lí của công ti vô hiệu Thanh lý công ti và nghĩa vụ liên đớ

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH CÔNG TI VÔ HIỆU

3.2.4. Hệ quả pháp lí của công ti vô hiệu Thanh lý công ti và nghĩa vụ liên đớ

Thanh lý công ti và nghĩa vụ liên đới

1. Thành viên sáng lập công ti và những người điều hành, lãnh đạo, quản trị của công ti bị vô hiệu sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản chưa thanh toán của công ti do vi phạm quy định của pháp luật khi thành lập công ti cho đến khi sữa chữa được nguyên nhân vô hiệu đó. Nghĩa vụ liên đới này sẽ không thể bị đối kháng hoặc bị hạn chế bởi quy chế trách nhiệm hữu hạn theo quy định của luật công ti trong trường hợp thành viên hay cổ đông công ti bị vô hiệu cố tình trốn tránh trách nhiệm trả nợ.

2. Quyết định tuyên bố vô hiệu công ti không có hiệu lực hồi tố và không phát sinh hiệu lực về tương lai. Quyết định tuyên bố công ti vô hiệu có hiệu lực như quyết định giải thể công ti. Công ti bị vô hiệu sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh. Để đảm bảo yêu cầu thanh lý, tư cách pháp nhân của công ti tồn tại cho đến khi công bố kết thúc việc thanh lý.

1. Trong trường hợp phán quyết tuyên bố vô hiệu việc thành lập công ti có hiệu lực mà nguyên nhân của việc vô hiệu đó chỉ do một người góp vốn sáng lập công ti thuộc trường hợp bị cấm thành lập công ti thì công ti vẫn hoạt động dưới sự thỏa thuận và nhất trí của những người sáng lập khác về việc thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được thành lập công ti.

2. Sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti do vi phạm nguyên tắc tự do ý chí hoặc do một thành viên không có năng lực thực hiện thì có thể sửa chữa sự vô hiệu dưới sự thỏa thuận và nhất trí của những thành viên sáng lập hoặc kết nạp thêm thành viên mới trong thời hạn là hợp lý do Tòa án ấn định. Nếu hết thời hạn này sẽ mà không thực hiện sự sửa chữa thì công ti sẽ bị vô hiệu.

KẾT LUẬN

Công ti vô hiệu là vấn đề pháp lí hiện nay đang được giới chuyên môn và người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp quan tâm. Từ việc nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng thực tiễn, tác giả rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

1. Sự hình thành và phát triển, nội dung của pháp luật về công ti chịu sự chi phối sâu sắc và được quy định bởi cơ sở kinh tế, trình độ phát triển của thị trường. Pháp luật về công ti có mối liên hệ mật thiết và chịu sự tác động của các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng, mà trước hết là chế độ chính trị, truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán kinh doanh. Pháp luật về công ti là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, quy định các vấn đề về thành lập, tổ chức hoạt động và chấm dứt tồn tại của một công ti. Trong cơ chế thị trường, phương pháp điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về công ti là tự do, bình đẳng, thỏa thuận.

2. Pháp luật về công ti ở Việt Nam bộc lộ những khiếm khuyết nhất định cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về công ti hiện nay ở Việt Nam là tất yếu khách quan bắt nguồn từ những yêu cầu của thực tiễn kinh doanh, đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật và cần thiết hơn cả là tìm những giải pháp để hạn chế cũng như xử lý nghiêm minh đối với tình trạng chủ thể thành lập công ti cố tình lạm dụng việc chưa quản lý thông tin kê khai của những người thành lập công ti một cách thống nhất, liên thông được giữa các cơ quan đăng kí kinh doanh của các tỉnh, thành phố để thành lập công ti. Việc hoàn thiện pháp luật về công ti cần dựa trên

quan điểm chỉ đạo thống nhất và có những giải pháp cụ thể khoa học, với một lộ trình hợp lý.

3. Công ti là một chủ thể phổ biến, quan trọng nhất của các hoạt động kinh doanh. Bản chất pháp lí của công ti là giao dịch dân sự hoàn toàn có cơ sở xây dựng trong Luật doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức kinh doanh sẽ do một đạo Luật riêng biệt điều chỉnh những nội dung pháp lí đặc thù còn vấn đề pháp lí chung sẽ do Bộ luật dân sự điều chỉnh.

4. Công ti vô hiệu là một chế định cần thiết phải xây dựng trong Luật doanh nghiệp bởi khi giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu thì trong những trường hợp nhất định cũng cần tuyên vô hiệu công ti để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các chủ thể trong các giao dịch đã giao kết với công ti. Đối với những chủ thể sáng lập và quản trị đầu tiên của công ti vì đã có lỗi làm cho công ti vô hiệu nên trong quan hệ về trách nhiệm tài sản giữa thành viên hay cổ đông của công ti với công ti thì họ không còn cơ sở để áp dụng trách nhiệm hữu hạn.

5. Công ti tiếp tục hoạt động nếu thực hiện được sự sửa chữa nguyên nhân làm vô hiệu hoặc bị vô hiệu tuyệt đối. Sự vô hiệu hóa tư cách pháp nhân của công ti trong những trường hợp nhất định buộc tiến hành thanh lý công ti và quyết định tuyên bố vô hiệu công ti có hiệu lực như quyết định giải thể công ti.

Sự vô hiệu công ti không có hiệu lực hồi tố, nó chỉ có hiệu lực về tương lai.

6. Với chế định công ti vô hiệu trong Luật doanh nghiệp, khi đó Tòa án có cơ sở pháp lí để giải quyết giá trị pháp lí của tư cách pháp nhân của công ti vốn là hệ quả từ giao dịch thành lập công ti đã bị tuyên vô hiệu. Và Tòa án

thực hiện xử lí vi phạm pháp luật công ti và bỏ thủ tục đưa kiến nghị về xử lí vi phạm đó trong bản án, quyết định của Tòa án.

7. Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng hợp, phân tích quy định về đặc điểm của hội buôn, của khế ước, của luật về công ti của Việt Nam và có so sánh với pháp luật nước ngoài chủ yếu là Pháp, Thái Lan, Nhật Bản, tác giả cơ bản đã giải quyết được các vấn đề lí luận của phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn như phân tích các vấn đề lí luận về bản chất công ti của công ti là giao dịch dân sự, sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti và công ti vô hiệu, kiến nghị xây dựng chế định công ti vô hiệu trong Luật doanh nghiệp.

Từ việc phân tích sự khiếm khuyết của Luật doanh nghiệp hiện hành và việc thi hành phán quyết của Tòa án về những vụ án tranh chấp liên quan trực tiếp về giao dịch thành lập công ti và nghĩa vụ liên đới của những chủ thể sáng lập công ti, tác giả nêu lên yêu cầu cần thiết bổ sung chế định công ti vô hiệu trong Luật doanh nghiệp. Việc xử lý vi phạm pháp luật công ti được phát hiện trong quá trình Tòa án tiến hành giải quyết tranh chấp về giao dịch thành lập công ti đòi hỏi phải được Tòa án giải quyết đông thời thay cho việc Tòa án kiến nghị cơ quan hành chính khác xử lý vi phạm này. Tòa án là cơ quan tư pháp duy nhất có quyền xét xử nên việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp cũng như xử lý các vi phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp, xét về yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả, tính thống nhất và sự nghiêm minh cơ quan bảo vệ pháp luật thì yêu cầu xây dựng cơ sở pháp lí là quy phạm pháp luật về công ti vô hiệu lại càng trở nên có tính thuyết phục.

8. Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của khoa học pháp lí, đối chiếu yêu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thành lập công ti với quy định của pháp luật nội dung hiện hành và những

kiến nghị những định hướng cơ bản hoàn thiện luật công ti. Các kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị về mặt lí luận và giá trị thực tiễn về mục đích của sự xuất hiện chế định công ti vô hiệu trong Luật doanh nghiệp nhằm đáp ứng sự hiện hữu của cơ sở pháp lí để Tòa án áp dụng giải quyết công ti vô hiệu mà không cần thiết phải kiến nghị một cơ quan chuyên môn giải quyết để đảm bảo hoạt động xét xử của Tòa án là toàn diện và phán quyết của cơ quan tư pháp là quyết định cuối cùng giải quyết tranh chấp.

9. Trong qúa trình nghiên cứu nảy sinh một số vấn đề mà tác giả chưa có điều kiện giải quyết được và coi đó là hướng nghiên cứu tiếp theo sau này. Đó là nghĩa vụ liên đới của người góp vốn sáng lập công ti bị vô hiệu nhưng họ đã thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp cho chủ thể khác; thủ tục sửa chữa vô hiệu của công ti và việc đăng ký công ti sau khi sửa chữa sự vô hiệu đó; phân tích sự chưa phù hợp về cả phương diện khoa học pháp lí và chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bảo vệ pháp luật của biện pháp xử lý vi phạm Luật công ti như phạt tiền, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới chỉ giải quyết được vi phạm về mặt hình thức nhưng chưa giải quyết được hậu quả pháp lí và vi phạm về mặt nội dung của hành vi pháp lí liên quan tới công ti.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)