Công ti là hợp đồng

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 29 - 34)

b. Công ti đối vốn

1.2.1. Công ti là hợp đồng

Khế ước lập hội có thể được hiểu như giao dịch thành lập công ti của pháp luật hiện đại ngày nay. Thành lập hội được quan niệm là một hợp đồng, trong đó xác định và giới hạn quyền lợi của các hội viên, nguyên tắc bình đẳng giữa các hội viên, tơn trọng quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc lập hội. Hợp đồng lập hội đối nhân và đối vốn có các quy tắc chung điều chỉnh, phải tuân thủ các nguyên tắc và quy tắc chung của luật nghĩa vụ và hợp đồng mặc dù ngun nhân vơ hiệu lại mang tính đặc thù của hợp đồng lập hội. Hợp đồng lập hội là hợp đồng trọng hình thức và xác lập bằng hình thức như xác lập hợp đồng nói chung.

Cơng ti được thành lập do sự kết hợp của một số người cùng nhau góp vốn để theo đuổi một mục đích kinh tế chung, về phương diện bản chất pháp lí là một hợp đồng hay một định chế? [2, tr. 15-16]. Quan điểm xem công ti là một loại hợp đồng được xem xét trên nguyên tắc thừa nhận những nội dung hạt nhân của học thuyết tự do ý chí. Theo đó cơ sở phát sinh nghĩa vụ của mọi hành vi pháp lí là tự do ý chí của chủ thể. Hợp đồng thành lập cơng ti chính là sự thỏa thuận của các thành viên về việc cùng nhau góp vốn, thực hiện mục tiêu chung. Hợp đồng thành lập công ti cũng phải tuân theo các quy định về nội dung, hình thức của giao dịch dân sự nói chung. Quy tắc trong luật cơng ti đã mượn kỹ thuật của hợp đồng như công ti phải thỏa mãn các điều kiện về sự hữu hiệu của hợp đồng (sự thỏa thuận, năng lực, đối tượng) và các quy tắc điều hành cơng ti có thể được giải thích bằng luật về hợp đồng. Chủ thể đầu tư có chung mục tiêu là kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận và họ cùng nhau thực hiện mục tiêu đó trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận thành lập công ti và ghi nhận sự thỏa thuận đó dưới một hình thức pháp lí là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí song hay đa phương. Nguyên tắc tự do ý chí là một nguyên tắc có tính căn bản trong bất kì hệ thống pháp luật nào. Một sự thỏa thuận trở thành hợp đồng khi đáp ứng đó là sự thỏa thuận đầy đủ giữa các bên về điều kiện của giao dịch dân sự, thể hiện ý chí ràng buộc về mặt pháp lí, những cam kết tạo nên từ sự thỏa thuận phải được hỗ trợ bởi nghĩa vụ đối ứng. Sự thỏa thuận là yếu tố đầu tiên của hợp đồng, là sự gặp gỡ hoặc thống nhất của các ý chí, là yếu tố dễ gây tranh chấp nhất và khi xét xử ln được xem xét tới tình trạng ban đầu mà trên cơ sở đó các bên hình thành các thỏa thuận với nhau. Thỏa thuận là sự gặp gỡ của các ý chí đích thực của các bên. Nếu khơng có sự gặp gỡ đó Tịa án xem như khơng có hợp đồng nào tồn tại giữa các bên. Giao kết hợp đồng trên cơ sở nguyên tắc tự do ý chí nhưng khơng được trái pháp

luật, đạo đức xã hội hoặc vi phạm ngun tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng của các bên.

Ở Việt Nam với nguyên do hạn chế về điều kiện kinh tế, chính trị, lịch sử nên đến thế kỷ XIX vẫn chưa hình thành luật hợp đồng, một chế định trung tâm, quan trọng của dân luật. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chế định khế ước hay hợp đồng mới bắt đầu ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính thức như Bộ dân luật giản yếu năm 1883 ở Nam Kỳ, Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ luật Trung Kỳ năm 1936. Trên cơ sở pháp lí đó mà cơ cấu xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự. Tuy vậy, các quy định về hợp đồng hay khế ước, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự còn rất hạn chế. Quy định về khế ước hay hợp đồng do chịu ảnh hưởng của Bộ luật dân sự của Pháp nên pháp luật dân sự thời kỳ này của Việt Nam đã có các quy định về khoán ước lập hội (là khoán ước do hay hay nhiều người đồng ý xuất tài sản chung nhau để lấy lợi mà chia nhau), người lập ước tự do giao ước với nhau miễn là đừng ước định điều gì trái với pháp luật, với phong hóa hay trật tự cơng cộng; những khế ước chiếu luật là vô hiệu tựa như những khế ước có khuyết một hay nhiều điều kiện cốt yếu buộc phải có; điều khoản nào đem tất cả cơng sản của hội hay tất cả tiền lời của hội cho một người hay vài người hội viên nào, đều là vô hiệu; điều khoản nào miễn cho người hội viên khơng phải chịu lỗ gì cả cũng là vô hiệu trừ khi người ấy là người chỉ đem công việc làm hay là kỹ nghệ của mình góp phần vào hội, những điều khoản ấy như thể đã biên vào giấy lập hội thời toàn thể giấy lập hội cũng vô hiệu, nếu mới ước định về sau, thì giấy lập hội trước cịn ngun giá trị.

Cho đến đầu thời kỳ đổi mới, những năm 1987, 1990 luật về công ti mới chính thức được ban hành và từ đây bắt đầu hình thành khoa học pháp lí nghiên cứu về công ti và yêu cầu tiếp thu những kỹ thuật lập pháp của nhiều

nước về công ti nhằm hoàn thiện pháp luật về cơng ti của nước mình. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước và phạm vi ảnh hưởng của chế định hợp đồng tồn tại từ thời cổ đại La Mã được pháp điển hoá mà hợp đồng thành lập cơng ti có thể được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự hoặc Bộ luật thương mại. Việc quy định bản chất cơng ti thường được xây dựng ở vị trí đầu tiên của đạo Luật về công ti. Trong Luật cơng ti (Luật doanh nghiệp) khơng có điều nào quy định về bản chất pháp lí của cơng ti. Đây là sự khác biệt rõ nét của Luật công ti của Việt Nam so với Luật công ti của một số nước khác như Pháp, Nhật Bản, Thái Lan. Ngay tại điều luật đầu tiên của chế định công ti trong Bộ luật dân sự Pháp là điều luật quy định về bản chất pháp lí của cơng ti: “Cơng ti là một hợp đồng do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp, sử dụng tài sản hoặc cơng sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi. Trong những trường hợp do pháp luật quy định cơng ti có thể do một người thành lập” [23, Điều 1832]. Còn Thái Lan thì quy định: “Hợp đồng tổ chức hội kinh doanh hoặc công ti là hợp đồng qua đó, hai hoặc nhiều người thỏa thuận hợp nhau lại để tiến hành một cơng việc chung, nhằm chia lợi có thể có được qua cơng việc chung đó” [24, Điều 1012].

Để thành lập cơng ti các thành viên trước hết phải ký kết với nhau một Bản điều lệ. Bản chất pháp lí của Điều lệ chính là Hợp đồng cơng ti. Hợp đồng này phải tuân thủ các điều kiện về nội dung, các điều kiện về hình thức và các chế tài đối với những vi phạm các điều kiện này [2, tr. 30].

Hợp đồng thành lập công ti hay Điều lệ công ti được lập thành văn bản, không bắt buộc phải có cơng chứng hoặc chứng thực. Hình thức bên ngồi của liên kết góp vốn thành lập cơng ti thể hiện là một hợp đồng được xác lập kể từ bản Điều lệ được các bên cùng nhau ký kết. Cho tới khi được đăng ký

kinh doanh quan hệ giữa các thành viên bị chi phối bởi hợp đồng thành lập công ti và các quy tắc của hợp đồng dân sự nói chung. Các thành viên phải đóng góp vốn dưới dạng tiền, ngoại tệ, tài sản vơ hình như quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, cổ phiếu…nhằm liên kết với nhau để đạt mục đích kiếm lời. Mỗi thành viên bắt buộc phải đóng góp vốn và bằng hành động này họ chứng tỏ ý chí muốn thành lập cơng ti. Phần vốn góp có thể là tài sản mà thành viên chuyển quyền sở hữu hay quyền sử dụng cho công ti, đổi lại thành viên sẽ nhận được một số phần hùn hoặc cổ phần tương ứng. Vốn góp tạo thành sản nghiệp ban đầu của cơng ti. Nhưng phần góp phải có thật, có thể bằng tiền mặt, hiện vật, bằng quyền sở hữu trí tuệ. Góp vốn bằng tiền mặt là hình thức thơng thường nhất. Luật khơng ấn định mức đóng góp tiền mặt tối thiểu cho mỗi thành viên trong công ti hợp danh hay trách nhiệm hữu hạn cịn đối với cơng ti cổ phần mức tối thiểu là mệnh giá của một cổ phiếu.

Hình thức của hợp đồng thành lập cơng ti có thể là văn bản nội bộ như biên bản cuộc họp có sự biểu lộ ý chí về thỏa thuận thành lập cơng ti. Robert W.Emerson and Jond W.Hardwicke nói rằng: “Theo Common law, điều lệ công ti được xem là hợp đồng giữa Nhà nước với công ti trên một phương diện nào đó và giữa cơng ti với cổ đông trên một phương diện khác. Sự thay đổi hợp đồng này cần sự nhất trí của các cổ đơng”. Hợp đồng thành lập công ti cũng khơng thể hợp lệ nếu một bên có quyền tùy ý ấn định các nội dung của hợp đồng như quy định một chủ thể bất kỳ được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được hay một chủ thể khác lại phải chịu toàn bộ các khoản nợ của công ti cũng như miễn cho một chủ thể nào đó tồn bộ các trách nhiệm về tài sản với công ti. Điều lệ công ti thể hiện sự thỏa thuận của các chủ thể thành lập công ti và thơng thường chỉ có giá trị pháp lí đối với các thành viên hoặc cổ đông kể từ thời điểm công ti được đăng ký. Hợp đồng thành lập cơng ti vẫn có thể tồn tại cùng với Điều lệ của công ti tương tự như sự tồn tại của hợp đồng liên

doanh khi thành lập công ti liên doanh. Thỏa thuận thành lập công ti dù với hình thức nào cũng đều phải dựa trên cơ sở sự tự nguyện của những người thành lập công ti và họ phải là người đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp bị pháp luật cấm kinh doanh. Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện đó thì hợp đồng thành lập công ti sẽ bị coi là vô hiệu và cơng ti đã được thành lập đó coi như chưa bao giờ có sự tồn tại trên thực tế.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)