Công ti vô hiệu

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 49 - 51)

d. Giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu do giả tạo

1.4.2.Công ti vô hiệu

Thực tế cho thấy, khơng ít doanh nghiệp đã vi phạm quy định của Luật công ti là kê khai không trung thật trong hồ sơ đăng ký kinh doanh như thuê đứng tên thành lập doanh nghiệp, kê khai nhà cửa của người khác để đăng ký trụ sở doanh nghiệp mà không được sự đồng ý của chủ nhà, kê khai tên và giả mạo chữ ký của người khác để đăng ký thành viên công ti, hoặc không thực hiện việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp vi phạm này, có quan điểm cho rằng nên dành cho công ti cơ hội để hợp thức hóa bằng cách cho cơng ti một thời hạn để thực hiện việc công bố, nếu quá thời hạn ấy mà không thực hiện việc công bố theo luật thì cơng ti sẽ bị vơ hiệu.

Trong các trường hợp giao dịch thành lập công ti vi phạm các điều kiện về chủ thể, về nội dung của giao dịch hoặc mục đích hoạt động của cơng ti là bất hợp pháp thì cơng ti cũng bị vô hiệu theo. Để giảm đến mức thấp nhất những hậu quả của việc hủy bỏ công ti hay công ti bị vô hiệu không được tồn tại kể từ thời điểm thành lập nên có quan điểm cho rằng nên chấp nhận rằng mọi trường hợp vơ hiệu đều có thể sửa chữa nếu trước khi xét xử mà lý do vô hiệu khơng cịn nữa hoặc Tịa án có thể ấn định một thời hạn để công ti sửa chữa sự vơ hiệu ngoại trừ trường hợp mục đích của cơng ti bất hợp pháp [2, tr. 44].

Công ti vô hiệu được coi là không tồn tại trên thực tế kể từ thời điểm thành lập. Nhưng sẽ là cứng nhắc nếu áp dụng quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu đối với công ti vô hiệu bởi công ti khi được thành lập đã trở thành một chủ thể độc lập, tách biệt khỏi các chủ thể đã sáng lập ra nó. Cơng ti có tư cách pháp lí để giao kết các giao dịch với người bên ngồi cơng ti. Giữa công ti với các thành viên, cổ đơng có quy tắc quy định về quyền hạn định đoạt tài sản của công ti, về quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với các

nghĩa vụ và các khoản nợ của cơng ti. Trong Luật doanh nghiệp có quy định một số trường hợp những chủ thể sáng lập, quản trị công ti phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ti hay chế độ trách nhiệm hữu hạn của họ bị loại trừ để đảm bảo tài sản công ti trong một số trường hợp nhất định khơng bị thất thốt một cách gian trá hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người bên ngồi cơng ti. Trong trường hợp giao dịch thành lập cơng ti bị vơ hiệu thì phải xác định như thế nào về phạm vi tài sản thuộc sở hữu của các thành viên, cổ đông công ti là cá nhân đối với việc thực hiện trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ti, thẩm quyền tun bố giá trị pháp lí của cơng ti đã thành lập là có hiệu lực hay bị vơ hiệu hay sẽ không áp dụng quy chế trách nhiệm hữu hạn thì Luật doanh nghiệp lại khơng có quy định. Cách thức, biện pháp áp dụng trong việc xử lí giao dịch thành lập cơng ti vơ hiệu và công ti vô hiệu, do sự khác nhau về điều kiện kinh tế chính trị mà pháp luật mỗi nước có quy định hoặc bỏ ngỏ như Luật doanh nghiệp của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 49 - 51)