Giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 45)

Sự lừa dối được hiểu là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba bằng những thủ đoạn gian dối nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch hay nhầm

lẫn về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch [36, Điều 132]. Bằng quy định này, chỉ những hành vi cố ý lừa dối của một bên hoặc sự lừa dối gián tiếp thông qua người thứ ba mới làm cho giao dịch bị vô hiệu. Sự nhầm lẫn và lừa dối có điểm giống nhau là liên quan tới sự nhận thức sự việc không đúng sự thật. Sự lừa dối khác sự nhầm lẫn ở chỗ sự nhầm lẫn do chính chủ thể tham gia giao kết giao dịch tự mình hiểu không đúng về sự việc, còn sự lừa dối lại là sự hiểu sai lệch do đối phương đưa tới. Sự lừa dối trong giao dịch thành lập công ti không đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung của các sáng lập viên. Việc đem tài sản đem góp vốn vào công ti cũng có thể mang sự lừa dối như tài sản đó là vật không tồn tại, không có thật, không có giá trị như bằng sáng chế đã hết hạn hoặc không hợp pháp hoặc là tài sản mang nợ lớn hơn giá trị của nó hoặc trong trường hợp tài sản đem góp vốn là vật sẽ xuất hiện trong tương lai nhưng ngay tại thời điểm giao kết đã xác định không thể tạo ra được vật đó, hoặc tài sản đem góp vốn được thực hiện bằng một hành vi nhưng đó là hành vi không thể thực hiện thì giao dịch thành lập công ti cũng bị vô hiệu do sự lừa dối. Sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti do có sự lừa dối chỉ là vô hiệu tương đối, nên chỉ người hoặc nhóm người mà pháp luật muốn bảo vệ mới có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch đó là vô hiệu.

Sự đe dọa là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình [36, Điều 132]. Hành vi đe dọa này có những dấu hiệu nhất định mới làm cho giao dịch bị vô hiệu. Hành vi đe dọa phải là hành vi cố ý của một bên và khả năng gây thiệt hại là ngay tức khắc với chính nạn nhân hoặc người thứ ba, sự sợ hãi của nạn nhân xuất hiện tại thời điểm thỏa thuận và là yếu tố quyết định dẫn dắt nạn nhân chấp thuận ký kết giao dịch này.

Hành vi đe dọa phải là hành vi không chính đáng cả về phương tiện sử dụng để đe dọa cũng như mục đích theo đuổi.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)