KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH CÔNG TI VÔ HIỆU
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong q trình thực hiện thành lập cơng ti vi phạm pháp luật cơng ti phổ biến là tình trạng kê khai không trung thực, vi phạm điều kiện về chủ thể, thành lập công ti nhằm thực hiện một giao dịch khác…đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có những biện pháp, cách thức hay bổ sung thêm cở sở pháp lí nào để kiểm tra các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trước khi chấp thuận việc thành lập công ti. Thực hiện biện pháp tiền kiểm như vậy, có nhiều quan điểm cho rằng là chưa phù hợp với chính sách khuyến khích mọi chủ thể kinh doanh làm giàu nhưng thực hiện việc kiểm tra lý lịch tư pháp của các công dân để xác nhận các thông tin mà họ đã kê khai khi đăng ký kinh
doanh sẽ mang lại kết quả khách quan và đảm bảo pháp luật cơng ti khơng bị lạm dụng. Việc xuất trình chứng minh nhân dân khi đăng ký kinh doanh mới chỉ xác định được về tên, tuổi, địa chỉ nhưng lại không thể xác minh được những yếu tố khác thuộc về nhân thân họ như nghề nghiệp, có là cán bộ, cơng chức hay khơng, có phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị Tịa án tước quyền hành nghề, hoặc người bị cấm theo quy định của Luật phá sản không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho họ. Hiện nay, trên cả nước chưa có một cơ chế quản lý lý lịch tư pháp của cơng dân, nên khơng có cơ quan nào có thể trả lời một cách chính xác về việc một cơng dân nào đó có vi phạm hay khơng vi phạm các quy định tại Khoản 3, 4, 5 Điều 11, Khoản 3 Điều 7 và Khoản 2 Điều 13 của Luật doanh nghiệp khi họ thành lập cơng ti. Vì vậy, tình trạng một số người khơng đáp ứng yêu cầu của pháp luật về điều kiện nhân thân nhưng vẫn tham gia thành lập và quản lý công ti là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong trường hợp người ở tỉnh này nhưng đến tỉnh khác thành lập doanh nghiệp. Do vậy, cần phải có các biện pháp giám sát bằng cơ chế phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý cán bộ công chức, và cơ quan quản lý lý lịch tư pháp thuộc phạm vi từng địa phương và giữa các tỉnh, thành phố với nhau để tránh tình trạng lạm dụng sơ hở trong quản lý của Nhà nước của một số người để được đăng ký kinh doanh. Luật lý lịch tư pháp được ban hành ngày 17/06/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2010 quy định về việc quản lý lý lịch tư pháp, thông tin lý lịch tư pháp về án tích và về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ là cơ sở pháp lí để cơ quan đăng kí kinh doanh yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã (Khoản 3 Điều 7 Luật lý lịch tư pháp). Theo tác giả, trong các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
này, trong mọi trường hợp đăng ký kinh doanh đều cần có Phiếu lý lịch tư pháp của những người góp vốn, sáng lập cơng ti.
Do khn khổ Luận văn có hạn nên tác giả chỉ đề cập đến một số vụ án tranh chấp giao dịch thành lập cơng ti có sự giả tạo, nhầm lẫn mà Tòa án đã tun giao dịch đó vơ hiệu. Số phận pháp lí của các cơng ti được thành lập từ giao dịch này còn nhiều quan điểm khác nhau từ chính các chủ thể có nghĩa vụ phải chấp hành phán quyết của Tòa án. Đây là những vụ việc khá điển hình đã lạm dụng quy định của Luật doanh nghiệp để lừa dối cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh và lừa dối khách hàng khi ký kết các hợp đồng kinh tế cũng như lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ thể là người bên ngồi cơng ti. Những hiện tượng tiêu cực này là điều khó tránh khỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, chủ yếu nhất là do hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chứ khơng phải do tính thơng thoáng quá mức của Luật doanh nghiệp. Mặt khác cũng do nguyên nhân khách quan khác như pháp luật về công ti chưa đảm bảo sự thống nhất, cũng có những khiếm khuyết nhất định. Việc xây dựng chế định công ti vô hiệu, quy định về bản chất pháp lí của cơng ti sẽ tạo nên một khung pháp lí thống nhất, cũng như tháo gỡ được những vướng mắc về luật nội dung đối với những quy định căn bản để tình trạng giải quyết tranh chấp giao dịch thành lập cơng ti có cơ sở pháp lí tun bố cơng ti vơ hiệu và nghĩa vụ liên đới tùy thuộc vào mức độ vi phạm pháp luật. Định hướng của kiến nghị xây dựng quy phạm về bản chất pháp lí của cơng ti và chế định cơng ti vơ hiệu gồm có những nội dung căn bản như sau: