Công ti trách nhiệm hữu hạn Anh Dung – Công ti đứng tên pháp nhân hộ cho bà Lê Thị Anh Đào (Theo Thanh Niên online ngày 16/5/2005)

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 60 - 64)

XỬ LÝ CÔNG TI VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÍ CỦA CÔNG TI VÔ HIỆU

2.3.1. Công ti trách nhiệm hữu hạn Anh Dung – Công ti đứng tên pháp nhân hộ cho bà Lê Thị Anh Đào (Theo Thanh Niên online ngày 16/5/2005)

nhân hộ cho bà Lê Thị Anh Đào (Theo Thanh Niên online ngày 16/5/2005)

Nguyên đơn: Công ti trách nhiệm hữu sản xuất thương mại Linh Như. Bị đơn: Công ti trách nhiệm hữu hạn dịch và đầu tư Anh Dung.

a. Nội dung vụ việc

Năm 2000, công ti trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Linh Như (địa chỉ 13/4, đường số 1, An Lạc, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh và sau đây gọi tắt là công ti Linh Như) ký hợp đồng mua bán với công ti trách nhiệm hữu hạn dịch vụ và đầu tư Anh Dung (địa chỉ 21, ấp 5, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, Long An và sau đây gọi tắt là công ti Anh Dung) ba lô hàng nguyên liệu thuốc lá trị giá tổng cộng 239.250.000 đồng. Q thời hạn thanh tốn, cơng ti Anh Dung vẫn khơng thanh tốn cho công ti Linh Như với lý do công ti Anh Dung chỉ đứng tên pháp nhân cho bà Lê Thị Anh Đào giao dịch làm ăn, khơng trực tiếp làm ăn nên khơng có trách nhiệm trả nợ. Vụ việc được đưa ra Tòa kinh tế Tịa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh và Tịa án đã tun buộc công ti Anh Dung do ông Nguyễn Văn Thắng làm giám đốc đại diện và bà Lê Thị Anh Đào có

trách nhiệm liên đới trả nợ cho công ti Linh Như số tiền gốc và lãi là 295.713.000 đồng. Do bà Đào cố tình lẩn tránh không thi hành án nên cơ quan thi hành án đã ra quyết định buộc ông Nguyễn Văn Thắng liên đới trả nợ.

Ngày 01/10/2003, cơ quan thi hành án ra công văn số 808/TB.THA với nội dung là sau khi xác minh tại địa phương của bà Lê Thị Anh Đào tại phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang thì bà Đào khơng cịn hộ khẩu và khơng có tài sản cũng như nguồn thu nhập nào khác để thi hành án. Riêng đối với ơng Nguyễn Văn Thắng, Phịng Thi hành án đã kết hợp cùng chính quyền (ấp 5, xã Phước lợi, huyện Bến Lức) xác minh tài sản gồm 1 căn nhà 3 gian gắn liền với đất thổ cư có diện tích là 1.498m2, do ơng Thắng đứng chủ quyền. Cơ quan thi hành án cho rằng căn cứ vào những quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì ơng Thắng là người có đủ điều kiện thi hành án và phải có trách nhiệm thi hành án thay cho bà Lê Thị Anh Đào.

Ngày 22/4/2005, chấp hành viên Phòng Thi hành án tỉnh Long An lập biên bản có nội dung đề nghị Trưởng phòng Thi hành án trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho công ti Linh Như với lý do cơng ti Anh Dung khơng có tài sản để thi hành án. Vấn đề này được ông Nguyễn Văn Gấu - Trưởng phòng Thi hành án cho rằng theo Luật doanh nghiệp thì thành viên của cơng ti trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi vốn mình đóng góp nên cần xin ý kiến cấp trên về việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản riêng của ông Thắng.

Công ti Anh Dung cũng thực hiện giải thể doanh nghiệp với lý do làm ăn thua lỗ. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, công ti thực hiện giải thể khi đã hoàn tất việc thực hiện các nghĩa vụ về tài sản nên ông Nguyễn Văn

Thắng đã chuyển khoản nợ thi hành án nói trên cho con trai là Nguyễn Văn Thanh (cũng là thành viên của công ti này). Sở Kế hoạch Đầu tư Long An đã ra bản thông báo chấp nhận cho công ti Anh Dung giải thể trong khi khoản nợ đối với cơng ti Linh Như cịn treo lơ lửng.

Do phía cơng ti Linh Như liên tục đôn đốc thi hành án, công ti Anh Dung đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân tỉnh Long An xin được phá sản doanh nghiệp. Đồng thời, công ti Anh Dung lập một bản tổng hợp chi phí năm 2000, 2001, 2002 do ông Thắng và kế toán trưởng lập ngày 13/11/2002 cung cấp cho Phịng Thi hành án để chứng minh rằng cơng ti đã làm ăn thua lỗ hết vốn đã góp (300 triệu đồng) trong đăng ký kinh doanh, số tiền này đã dùng cho việc trả lương và các chi phí khác (khơng có chứng từ). Với lý do này, chấp hành viên đã lập biên bản trả lại đơn yêu cầu thi hành án cho Công ti Linh Như, khi nào phát hiện cơng ti Anh Dung có khả năng thi hành án thì cơng ti Linh Như báo cho cơ quan thi hành án biết và tiếp tục thi hành. Tịa án Long An cũng đã có cơng văn trả lời khơng thụ lý vụ án phá sản doanh nghiệp với lý do đã có thơng báo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An chấp nhận cho công ti Anh Dung giải thể.

b. Nguyên nhân không áp dụng pháp luật thống nhất trong chấp hành bản án của Tòa án đối với việc xử lý giao dịch thành lập công ti vô hiệu

Tòa án đã phán quyết buộc người đại diện theo pháp luật của công ti Anh Dung và bà Đào liên đới phải trả nợ số tiền cả gốc và lãi cho công ti Linh Như nhưng cơ quan thi hành án tỉnh Long An lại cịn có quan điểm cho rằng thành viên công ti trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi vốn mình đóng góp nên cần xin ý kiến cấp trên về việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản riêng của người đại diện theo pháp luật của công ti Anh Dung là ơng Thắng. Với những tình tiết nêu trên, khả năng thi hành án

cho công ti Linh Như gần như là con số không vì cơng ti Anh Dung đã giải thể thì coi như đã thanh tốn xong các nghĩa vụ và cơ quan thi hành án đã chỉ giải quyết nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ti mà không chấp hành phán quyết của Tòa án về phạm vi nghĩa vụ liên đới trả nợ của ông Thắng đối với công ti Linh Như.

Tuy đã giải quyết được vấn đề giá trị pháp lí của giao dịch thành lập công ti nhưng do luật chưa quy định cụ thể về hệ quả pháp lí của cơng ti được thành lập từ giao dịch vơ hiệu nên vẫn có những khe hở để được áp dụng cho việc trốn tránh nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ liên đới trả nợ như ông Nguyễn Văn Thắng và bà Lê Thị Anh Đào vì họ đã lừa dối khi ký kết hợp đồng công ti (Điều lệ công ti). Việc không xử lý được giá trị pháp lí về tư cách pháp nhân của công ti Anh Dung trong mối quan hệ giữa các thành viên sáng lập công ti với nhau và giữa thành viên sáng lập với công ti nên công ti này mặc dù đã vơ hiệu vì đã vi phạm quy định của Luật doanh nghiệp ngay từ khi thành lập công ti nhưng họ vẫn có quyền làm những thủ tục giải thể, hay phá sản để không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này, sự vô hiệu của công ti theo TS. Nguyễn Mạnh Bách nên chấp nhận mọi trường hợp vô hiệu đều có thể sửa chữa, nếu trước khi Tịa án xét xử mà lý do vơ hiệu khơng cịn nữa thì Tịa có thể ấn định một thời hạn để cơng ti sửa chữa sự vô hiệu và nếu quá thời hạn ấy mà công ti khơng thực hiện việc sửa chữa đó thì Tịa án tun bố tiêu hủy công ti. Đối với trường hợp này, theo tác giả nếu họ sửa chữa sự vô hiệu công ti bằng việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên đới trả nợ, cịn nếu khơng sửa chữa như xin giải thể hoặc phá sản thì Tịa án có quyền tun bố tiêu hủy công ti Anh Dung, và công ti bị tiến hành thanh lý như trong trường hợp giải thể, còn những người quản lý đầu tiên và các thành viên có lỗi của cơng ti Anh Dung phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và các khoản nợ chưa thanh tốn với người thứ ba. Khi đó, cam kết của công ti

Anh Dung với công ti Linh Như được giữ nguyên hiệu lực, các thành viên công ti Anh Dung không thể đối kháng sự vô hiệu của thỏa thuận thành lập công ti Anh Dung bị vô hiệu với đối tác giao dịch ngay tình là cơng ti Linh Như. Sự vô hiệu của công ti cần phải hạn chế, chỉ nên được chấp nhận trong những trường hợp có sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sự vô hiệu cơng ti khơng có hiệu lực hồi tố cũng như không phát sinh hiệu lực về tương lai.

Một phần của tài liệu Công ti vô hiệu Luận văn ThS. Luật (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)