b. Công ti đối vốn
1.3.2. Điều kiện về đối tượng, mục đích và nội dung của hành vi pháp lí liên quan tới công t
liên quan tới công ti
Đối tượng của giao dịch thành lập công ti là mong muốn thu được lợi nhuận mà khơng phân biệt có thu được hay khơng thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó. Thành viên góp vốn có nghĩa vụ phải thực hiện việc góp vốn bằng việc thực hiện một cơng việc hoặc thực hiện hành vi giao tài sản cho công ti tương ứng với trị giá của phần vốn góp. Tài sản góp vốn có thể là tiền mặt, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ hoặc quyền sử dụng tài sản. Và khi vật đó bị mất, bị hủy phần thiệt hại tài sản sẽ do thành viên góp vốn chịu. Phần góp cũng có thể là quyền sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, cơng nghệ. Giá trị phần vốn góp sẽ do các bên góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Mục đích của việc góp vốn thành lập cơng ti là sử dụng các tài sản đó với danh nghĩa cơng ti để thực hiện các hoạt động kinh doanh với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận. Phần vốn góp của mỗi thành viên hoặc cổ đông là cơ sở để được chia lợi nhuận hoặc chịu trách nhiệm về các khoản lỗ và các nghĩa vụ tài sản của công ti. Trong hợp đồng thành lập cơng ti nếu có điều khoản quy định dành tất cả lợi nhuận cho một hội viên hay một hội viên sẽ không phải chịu lỗ nhận lại được vốn góp ngay cả khi cơng ti thua lỗ sẽ khơng có giá trị pháp lí. Ý chí thành lập cơng ti dựa trên một cương vị bình đẳng cùng nhau chia lãi và chịu lỗ mặc dù phần vốn góp khơng bắt buộc bằng nhau. Ý chí thành lập cơng ti là một yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sau này, bởi họ ràng buộc với nhau để tạo nên một thực thể kinh doanh.
Giao dịch thành lập cơng ti là việc góp tài sản để thực hiện một công việc kinh doanh chung nhằm theo đuổi mục đích là tìm kiếm lợi nhuận hay lợi ích vật chất. Cũng có thể hiểu đối tượng của giao dịch thành lập cơng ti chính
là mục đích của cơng ti và mục đích này phải hợp pháp. Hay nói cách khác mục tiêu theo đuổi lợi nhuận, lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất của cơng ti khơng được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phải không thuộc dạng bị Nhà nước cấm hay vi phạm trật tự công cộng. Quyền tự do kinh doanh của cơng dân chỉ có thể do pháp luật hạn chế. Biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất của việc hạn chế tự do kinh doanh là cấm kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Giao dịch thành lập cơng ti có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội về nguyên tắc trong mọi trường hợp đều bị coi là vô hiệu tuyệt đối [2, tr. 35].
Nội dung của giao dịch thành lập cơng ti có liên hệ đến sự thỏa thuận. Sự thỏa thuận giữa các thành viên phải là sự tự nguyện, tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình về các nội dung của giao địch mà không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Sự thỏa thuận của các thành viên phải là sự tự nguyện, tự do ý chí, khơng có khuyết tật (không bị nhầm lẫn, cưỡng ép, lừa dối). Các bên chủ thể xuất phát từ sự tự nguyện, thể hiện ý chí đích thực và họ mong muốn tạo lập nên các quyền và nghĩa vụ từ thỏa thuận công ti nhằm thực hiện mục tiêu chung của cơng ti trong đó đối với họ là mục tiêu lợi nhuận. Tự do ý chí, tự do giao dịch nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tự do ý chí cũng có những hạn chế nhất định vì sự tự do tuyệt đối có thể đưa đến tình trạng kẻ mạnh giành được nhiều quyền lợi hơn một cách phi lí tức là có sự bất bình đẳng. Tự do ý chí cũng là quyền của con người và tự do đó khi hành xử trong xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và quy tắc đạo đức.