Kết quả nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN THÙ LAO ĐẾN SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27)

v. Phương pháp nghiên cứu

1.1.3.2 Kết quả nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay

Độ tin cậy của các thành phần

Sau khi thu thập các phiếu trả lời hợp lệ (tổng số phiếu N=221), dữ liệu khảo sát được đưa vào kiểm định về độ tin cậy. Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thành phần là rất cao. Mức lương đạt 0.96, Tăng lương đạt 0.82, Các phúc lợi đạt 0.96, Cơ chế lương đạt 0.89, gắn kết bằng cảm xúc đạt 0.84, gắn kết bằng thái độ 0.91, gắn kết bằng hành vi đạt 0.77 và gắn kết vì khan hiếm việc làm đạt 0.84.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1.0 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu khác đề

nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu

[16]. Do đó kết quả nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay cho thấy sự tồn tại của các thành phần (yếu tố) nói trên là đáng tin cậy.

Các chỉ số trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Các chỉ số liên quan đến sự phù hợp của toàn bộ mô hình cấu trúc tuyến tính đối với dữ liệu khảo sát đã thu thập được như sau: Tỷ số ChiSquare điều chỉnh theo bậc tự do (ChiSquare/df) = 1.71 với mức ý nghĩa p-value < 0.01; Chỉ số phù hợp chưa chuẩn hoá (NNFI) = 0.97; Chỉ số phù hợp so sánh (CFI) = 0.97; Sai số xấp xĩ bình phương trung bình được khai căn bậc 2 (RMSEA) = 0.065 (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 1).

Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu khảo sát khi ta có CFI ≥ 0.9; RMSEA ≤ 0.08; ChiSquare/df ≤ 2 với mức ý nghĩa p-value < 0.05 [6]. Do đó sự phù hợp của mô hình cấu trúc tuyến tính trong nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay là đáng tin cậy.

Mối tương quan giữa các thành phần của 2 thang đo PSQ và Meyer

Kết quả nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay cho thấy các tham số chuẩn hóa hoàn thành (Completely Standardized Parameters) đối với các thành phần trong thang đo PSQ đều cao trên 0.8 (hình 1-1) cho cả 2 mẫu (giá trị trong cặp dấu ngoặc là của mẫu 2).

Sự thỏa mãn thù lao có hệ số tương quan rất cao đối với 4 biến thành phần của nó như với Mức lương là 0.82; với Tăng lương là 0.81; với Các phúc lợi là 0.82; với Cơ chế lương là 0.82 với kiểm định tương quan Pearson có mức ý nghĩa p-value < 0.01.

Nếu hệ số tương quan |r| > 0.8 thì hai biến được xem là có tương quan rất mạnh; nếu |r| từ 0.6 đến 0.8 thì được xem là có tương quan mạnh; nếu |r| từ 0.4 đến 0.6 thì được xem là có tương quan (trung bình); nếu |r| từ 0.2 đến 0.4 thì được xem là có tương quan yếu; và nếu |r| < 0.2 thì được xem là không có tương quan [16]. Kết quả trên cho thấy các hệ số đều > 0.8, tức là có sự tương quan rất mạnh giữa Sự thoả mãn thù lao đến 4 nhân tố trực tiếp của nó và mối tương quan mật thiết này là thật sự đáng tin cậy như trong các nghiên cứu đã ủng hộ cho thang đo PSQ trước đây.

Ngoài ra, hệ số tương quan giữa các thành phần của sự gắn kết với tổ chức là tương đối thấp với |r| từ 0.2 đến 0.4. Trừ trường hợp giữa AC và NC thì đạt được mức độ tương quan trung bình (|r| = 0.53). Về phần nhân tố phụ của CC là LA thì chỉ tương quan yếu (|r| = 0.25) với CC và không cho thấy có tương quan gì với AC và NC (|r| = 0.06 và |r| = 0.01).

Tuy nhiên trong nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay cho thấy Sự thoả mãn thù lao có hệ số tương quan không cao với các thành phần của sự gắn kết với tổ chức qua phép kiểm định tương quan Pearson với mức ý nghĩa p-value < 0.01. Cụ thể như với gắn kết bằng cảm xúc có |r| = 0.35; với gắn kết bằng thái độ có |r| = 0.21; với gắn kết bằng hành vi có |r| = 0.26; và với nhân tố phụ LA (của CC) thì không có tương quan (|r| = 0.04).

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của Vandenberghe & Tremblay cho thấy:

Nhóm 1: Về tương quan của sự thỏa mãn thù lao với các thành phần của nó. -Mức lương (PL) có tương quan dương đến sự thỏa mãn thù lao (PS).

-Các phúc lợi (Be) có tương quan dương đến sự thỏa mãn thù lao (PS). -Tăng lương (PR) có tương quan dương đến sự thỏa mãn thù lao (PS). -Cơ chế lương (SA) có tương quan dương đến sự thỏa mãn thù lao (PS).

Nhóm 2: Về tương quan của sự thỏa mãn thù lao với sự gắn kết với tổ chức: -Sự thỏa mãn thù lao có tương quan dương đến gắn kết bằng cảm xúc (AC). -Sự thỏa mãn thù lao có tương quan dương đến gắn kết bằng thái độ (NC) -Sự thỏa mãn thù lao tương quan dương đến gắn kết bằng hành vi (Sac)

-Sự thỏa mãn thù lao không có tương quan đến gắn kết vì khan hiếm việc làm (LA)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN THÙ LAO ĐẾN SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)