v. Phương pháp nghiên cứu
3.5 TÓM TẮT CHƯƠNG III
Chương này trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết về tác động của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức. Kết quả cho thấy chỉ có một vài thành phần của sự thỏa mãn thù lao là có tác động dương đến từng thành phần của sự gắn kết với tổ chức. Nghiên cứu cũng đưa ra một vài biện luận và giải pháp đối với thực trạng khảo sát được qua mẫu.
Ngoài ra, kết quả phân tích của cho thấy có sự khác biệt về thỏa mãn với mức lương giữa cấp nhân viên tác nghiệp tại văn phòng với các cấp quản lý trung gian trong các doanh nghiệp tại Tp HCM. Tuy nhiên, trong các cấp quản lý, giữa cấp tổ/nhóm trưởng với cấp trưởng/phó phòng ban thì không có sự khác biệt về thoả mãn với mức lương.
Cuối cùng, kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt về gắn kết bằng cảm xúc của các nhân viên giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Tp HCM.
CHƯƠNG KẾT LUẬN
Mục đích chính của đề tài này là chỉ ra sự tác động của Sự thoả mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức. Cụ thể là sự thoả mãn về Mức lương, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương; đến các Gắn kết bằng cảm xúc, Gắn kết bằng hành vi, Gắn kết bằng thái độ. Dựa vào cơ sở lý thuyết, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được xây dựng trong Chương I.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp định lượng có kết hợp với định tính, Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo sự thỏa mãn thù lao PSQ của Heneman & Schwab (1985) và thang đo sự gắn kết với tổ chức của Meyer và các cộng sự (1993). Dữ liệu làm cơ sở để phân tích là 254 phiếu khảo sát do các nhân viên công tác tại các doanh nghiệp trong địa bàn Tp HCM thực hiện trong tháng 9/2011.
Đánh giá kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện đối với hai thang đo trên để đảm bảo độ tin cậy và độ kết dính của các biến quan sát trước khi thực hiện các phân tích chính. Các biến nhân tố mới hình thành được tính toán bằng cách lấy trung bình cộng của những biến quan sát trong cùng nhóm đo lường ra nó.
Các mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các thành phần của Sự thoả mãn thù lao đến các thành phần của sự gắn kết với tổ chức cũng được thiết lập. Trước khi phân tích, các giả định của mô hình hồi quy được kiểm định kỹ lưỡng. Kết quả của phân tích hồi quy được biện luận và đã đưa ra kết luận cho các giả thuyết của mô hình nghiên cứu như được trình bày ở cuối Chương III.
Mục đích của Chương IV này là tóm tắt lại các kết quả chính và đưa ra ý nghĩa đạt được của kết quả nghiên cứu, đồng thời nêu ra những hạn chế trong nghiên cứu nhằm đề xuất những gợi ý nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.