THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN THÙ LAO ĐẾN SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35)

v. Phương pháp nghiên cứu

2.1 THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Sự tác động của sự thỏa mãn thù lao đến sự gắn kết với tổ chức trong luận văn này được khám phá thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Công cụ đo lường sự thỏa mãn thù lao là phiên bản PSQ hiệu chỉnh của Heneman & Schwab (1985) với 18 biến và sự gắn kết với tổ chức được đo lường bằng phiên bản câu hỏi năm 1993 của Meyer và các cộng sự với 18 biến (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 2).

2.1.1 Bảng câu hỏi khảo sát sự thoả mãn thù lao

Bảng câu hỏi khảo sát về sự thỏa mãn thù lao của thang đo PSQ hiệu chỉnh (1985) bao gồm 18 mục hỏi khảo sát về sự hài lòng đối với 4 khía cạnh thù lao như: thu nhập chính, các phúc lợi, các đợt tăng thù lao, cấu trúc và cách thức quản lý thù lao của tổ chức. Tuy nhiên có một vài câu hỏi mang nội dung gần giống nhau đối với một khía cạnh. Ví dụ đối với khía cạnh Mức lương, có 4 câu hỏi mang nội dung gần giống nhau:

-Câu 1: My take-home pay (Tiền lương thực lãnh của tôi). -Câu 2: My current salary (Tiền lương hiện tại của tôi).

-Câu 3: My overall level of pay (Toàn bộ mức lương chính của tôi). -Câu 4: Size of my current salary (Kích cỡ gói lương hiện tại của tôi).

Vấn đề này được một số chuyên gia nghiên cứu về nhân sự giải thích rằng do các loại hình tổ chức khác nhau áp dụng các gói lương khác nhau cho các hợp đồng thuê mướn nhân sự khác nhau. Chẳng hạn câu 10 và câu 14 có thể dành cho những hợp đồng trả trọn gói theo năm hoặc tính theo giá trị trọn gói trong thời hạn hợp đồng.

Việc phát hiện ra các biến quan sát thừa, đo lường trùng khái niệm với biến quan sát khác trong nhóm cũng được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Nếu Cronbach’s Alpha của nhóm quá cao (lớn hơn 0.95) thì khi đó có khả năng xuất hiện các biến quan sát thừa, cần phải loại bỏ (giống như hiện tượng cộng tuyến trong hồi quy) [6].

Thang đo PSQ qua các thực nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu như Timothy A. Judge (1992) đã cho thấy mức độ kết dính cao giữa các biến quan sát và đạt được tính tương đồng khi đã được áp dụng thành công tại các tổ chức khác nhau ở các nước trên thế giới. Điều này cho thấy 4 câu hỏi nói trên đều đáng tin cậy trong đo lường đối với cùng một khía cạnh duy nhất đó là thành phần Mức lương trong thang đo PSQ. Do đó trong nghiên cứu này, thang đo PSQ vẫn được giữ lại 18 biến như nguyên gốc.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THỎA MÃN THÙ LAO ĐẾN SỰ GẮN KẾT VỚI TỔ CHỨC CỦA CÁC NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)