v. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.4 Điều chỉnh thêm bớt chú thích bởi các đáp viên trên phiếu khảo sát thử
Sau khi khảo sát thử (Pivot test) trên 50 phiếu, các ý kiến phản hồi tức khắc của người trả lời được tiếp thu cặn kẻ nhằm rút ra kinh nghiệm trình bày câu hỏi rõ ràng hơn. Từ đó bảng câu hỏi được điều chỉnh lại từ ngữ và được bổ sung thêm các chú thích để bảo đảm người trả lời phải hiểu rõ câu hỏi và cho điểm trả lời tương xứng với thái độ cảm nhận riêng của bản thân cho từng mục hỏi. (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 5).
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện tại Tp HCM vào tháng 9/2011 với mẫu là 320 nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh qua việc phát phiếu khảo sát, hướng dẫn giải thích bảng câu hỏi tại chỗ và thu lại trực tiếp từ tay người trả lời. Quá trình nghiên cứu được thể hiện theo sơ đồ quy trình như hình 2-2:
Cơ sở lý thuyết, bản nguyên gốc
Thang đo PSQ Thang đo Meyer
Thảo luận với các chuyên gia
chuyển ngữ
Bản dịch Việt hoá Thang đo PSQ Thang đo Meyer
Thảo luận với các chuyên gia
QT nhân sự
Phiếu khảo sát thử
Thảo luận với người trả lời khảo sát thử
Phiếu khảo sát chính thức
Đánh giá thang đo Phân tích kết quả
kiểm định Viết báo cáo
Báo cáo đề tài nghiên cứu
Hình 2-2: Quy trình thực hiện các bước trong đề tài nghiên cứu 2.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU.
2.2.1 Mẫu
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp lấy mẫu thuận tiện được thực hiện đối với các nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh và tại các lớp học văn bằng hai, hoàn chỉnh, tại chức, cao học buổi tối tại cơ sở D và cơ sở A của trường Đại học Kinh tế TpHCM.
Những người không thuộc đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng trên địa bàn Tp HCM sẽ được gạn lọc trước khi nhập dữ liệu do trên phiếu khảo sát đã có ghi chú rõ: “Nếu anh/chị không thuộc nhân viên văn phòng làm việc tại Tp HCM thì không cần điền vào phiếu này…”
Kết quả sau hai tuần lễ phát phiếu trong tháng 9/2011 và thu lại trực tiếp từ các đối tượng khảo sát nói trên, có 254 phiếu trả lời hợp lệ từ tổng số 320 phiếu được phát ra. Tỷ lệ phiếu trả lời hợp lệ trên tổng số phiếu phát ra là 79%.
Phiếu trả lời hợp lệ trong nghiên cứu này phải thoả điều kiện không bỏ trống các biến quan sát (biến độc lập) trên 2 thang đo PSQ và Meyer. Các phiếu nhập sai phạm vi mức độ trong khoảng từ 1 đến 5 cũng bị loại bỏ. Ngoài ra các trường hợp trả lời cực đoan như chấm cùng mức độ 1 cho các biến quan sát cũng đều bị loại.
Các thông tin về cá nhân người được khảo sát như giới tính, độ tuổi, chức danh, loại hình doanh nghiệp, số năm làm việc cho tổ chức hiện tại… cũng phải được ghi nhận đầy đủ trong phiếu điều tra khảo sát. Tuy nhiên các biến liên quan đến mô tả nhân thân người trả lời nếu bỏ sót ít thì cũng có thể chấp nhận là hợp lệ. Ví dụ như vì lý do tế nhị người trả lời có thể không thích cho biết thông tin về tình trạng gia đình và thu nhập bình quân.
Các thông tin về cá nhân người được khảo sát là cơ sở cho các phân tích kiểm định T-test mẫu cặp và phân tích sâu ANOVA trong chương 3.
Các dữ liệu được mã hóa và được nhập vào cơ sở dữ liệu của phần mềm SPSS 17.0 và được ghi chú trong Sổ mã (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 6).
2.2.1.1 Điều kiện xác định kích cỡ mẫu phù hợp:
Kích thước mẫu là 254 phiếu trả lời hợp lệ có được như trên được xem là đạt yêu cầu về kích cỡ mẫu vì luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố, mà theo Gorsuch (1983)
phân tích nhân tố cần có ít nhất là 200 quan sát. Ngoài ra theo Hatcher (1994) thì số quan sát nên lớn hơn gấp 5 lần số biến độc lập, hoặc là bằng 100. Vì số lượng biến độc lập trong nghiên cứu này gồm 18 biến của thang đo PSQ và 16 biến của thang đo Meyer nên lượng mẫu tối thiểu được lựa chọn trong khảo sát này phải đạt tối thiểu (18 + 16) * 5 = 170 mẫu.
Như vậy với số lượng mẫu thu thập hợp lệ trong khảo sát này là 254 phiếu là phù hợp với điều kiện số lượng mẫu tối thiểu. Do đó mẫu thu thập trên đảm bảo tin cậy đại diện cho tổng thể đám đông.
Trước khi đi sâu vào quá trình xử lý số liệu, các mô tả về nhân thân của người trả lời cũng cần được trình bày và thống kê tóm tắt.
2.2.1.2 Thống kê mô tả mẫu:
Về giới tính, người trả lời là nữ chiếm 76.4% (194 phiếu), còn lại là nam chiếm 23.6% (60 phiếu).
Về tuổi tác, các người trả lời trong độ tuổi dưới 26 chiếm đa số với tỷ lệ tương ứng đến 78.3% (199 phiếu). Kế tiếp là các người trả lời từ 26 đến 32 tuổi chiếm 16.5% (42 phiếu). Còn lại trên 32 tuổi chiếm 5.1% (13 phiếu).
Về trình độ chuyên môn, có đến 39% (99 phiếu) người trả lời có trình độ dưới đại học, 47.2% (120 phiếu) có trình độ đại học, và có 13.8% (35 phiếu) có trình độ sau đại học. Về loại hình tổ chức, khối quốc doanh chiếm 8.3% (21 phiếu), khối doanh nghiệp tư nhân, cổ phần và trách nhiệm hữu hạn chiếm 69.3% (176 phiếu). Doanh nghiệp vốn nước ngoài và liên doanh chiếm 18.5% (47 phiếu) và các loại hình khác chiếm 3.9% (10 phiếu).
Về chức danh trong văn phòng, nhân viên tác nghiệp chiếm 80.7% (205 phiếu). Tổ trưởng/kiểm soát viên chiếm 11.4% (29 phiếu). Trưởng/phó phòng chiếm 7.9% (20 phiếu).
Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát được tóm tắt qua bảng sau:
Mẫu n = 254 Tần số % % tích lũy Giới tính Nữ 194 76.4 76.4 Nam 60 23.6 100.0 Độ tuổi <26 199 78.3 78.3 26-32 42 16.5 94.9 >32 13 5.1 100.0 Trình độ học vấn Cao đẳng, trung cấp 99 39.0 39.0 Đại học 120 47.2 86.2 Sau đại học 35 13.8 100 Loại hình tổ chức Quốc doanh, Tập thể 21 8.3 8.3 Tư nhân, Cổ phần, TNHH 176 69.3 77.6
Liên doanh, Nước ngoài 47 18.5 96.1
Loại hình tổ chức khác 10 3.9 100
Chức danh trong tổ chức
Nhân viên tác nghiệp 205 80.7 80.7
Tổ/nhóm trưởng, kiểm soát viên 29 11.4 92.1
Trưởng/phó phòng ban 20 7.9 100
2.2.2 Tóm tắt các bước xử lý dữ liệu
Quá trình xử lý số liệu đều được thực hiện trên phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 17.0 và sẽ lần lượt theo các bước sau:
+Bước 1: Kiểm định độ tin cậy sơ bộ của các thang đo. Các thang đo ở đây bao gồm thang đo sự thỏa mãn thù lao PSQ của Heneman & Schwab (1985) và thang đo Sự gắn kết đối với tổ chức của Meyer và các cộng sự (1993). Đánh giá sơ bộ sẽ loại bỏ các biến thành phần có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.7. Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) dưới 0.5 sẽ bị loại. +Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Theo Anderson & Gerbing (1988), các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 sẽ bị loại bỏ và tổng phương sai trích (variance extracted) phải lớn hơn hoặc bằng 50% hay không [21].
+Bước 3: Loại bớt các biến không phù hợp sau EFA và kiểm định lại độ tin cậy. Sau khi loại bỏ các biến không phù hợp, phân tích EFA hiệu chỉnh được tiến hành để ghi nhận sự phù hợp của các thang đo đồng thời tạo ra biến nhân tố mới đại diện cho các biến quan sát trong cùng nhóm đã đo lường ra nó.
Kiểm định Cronbach’s Alpha cũng được thực hiện lại một lần nữa trên những nhóm có biến bị loại để khẳng định lại độ tin cậy của thang đo.
2.3 KIỂM ĐỊNH SƠ BỘ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
Thang đo Sự thoả mãn thù lao PSQ và thang đo sự gắn kết với tổ chức của Meyer là những thang đo thể hiện những khía cạnh khác nhau (còn được gọi là chiều hướng). Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ để loại bớt đi những biến quan sát, những thành phần không đạt điều kiện trước khi tiến hành các phân tích khác của đề tài.
2.3.1 Tóm tắt các điều kiện trong đánh giá độ tin cậy của thang đo
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1.0 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [16].
Theo Hair (1998), thì hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nên > 0.5 và Cronbach’s Alpha nên ≥ 0.7. Đối với kiểm định Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này, điều kiện chấp nhận biến quan sát được đề nghị:
-Thứ nhất: Giá trị Cronbach’s Alpha phải > 0.7
-Thứ hai: Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất trong thành phần phải > 0.5
2.3.2 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo PSQ
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự thỏa mãn thù lao có 18 biến đo lường 4 thành phần: Thu nhập chính, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất không hài lòng, và bậc 5 là Rất hài lòng.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được thể hiện trên bảng 2.1 bên dưới cho thấy, các thành phần dự định đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Ngoài ra, Cronbach’s Alpha nếu loại từng biến quan sát trong mỗi thành phần thì đều thấp hơn Cronbach’s Alpha ban đầu (khi chưa loại biến nào cả) của chính thành phần ấy.
Mặt khác hệ số tương quan biến-tổng trong mỗi thành phần đều cao hơn 0.5, trừ thành phần Tăng lương có biến R4 (“Cách thức tổ chức xác định nâng lương cho tôi”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.483< 0.5 (thấp hơn điều kiện đề ra ban đầu).
Stt Thành phần Số biến Cronbach’s Alpha
(phải > 0.7)
Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất (phải > 0.5)
1 Mức lương 4 0.864 0.635
2 Các phúc lợi 4 0.887 0.717
3 Tăng lương 4 0.783 0.483
4 Cơ chế lương 6 0.865 0.586
Bảng 2-2: Tóm tắt kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho các thành phần của thang đo PSQ
Tuy nhiên ta chưa vội loại bỏ biến này mà để cho bước phân tích EFA tiếp theo sẽ kết luận rõ ràng hơn về R4. Do đó ở bước kiểm tra này ta chỉ tạm thời lưu ý chấp nhận cả 4 thành phần và chưa thực sự loại biến nào trong tổng số 18 biến của thang đo PSQ (vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 9).
2.3.3 Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo Meyer
Như đã giới thiệu ở phần cơ sở lý luận, thang đo sự gắn kết với tổ chức có 16 biến đo lường 4 thành phần: gắn kết bằng cảm xúc, gắn kết bằng hành vi, gắn kết vì cảm thấy
khan hiếm việc làm, và gắn kết bằng thái độ. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng, trong đó bậc 1 là Rất không đồng ý, và bậc 5 là Rất đồng ý.
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được thể hiện trong bảng 2-2 cho thấy các biến thành phần được dự định đo lường đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7. Mặt khác hệ số tương quan biến-tổng trong mỗi thành phần đều cao hơn 0.5, trừ thành phần gắn kết bằng hành vi có biến C5 (“Một lý do khiến tôi tiếp tục làm việc cho tổ chức này là sự bỏ việc đòi hỏi nhiều hy sinh cá nhân vì nơi khác có thể không đáp ứng thỏa đáng những quyền lợi mà tôi đã có ở đây”) có hệ số tương quan biến-tổng chỉ là 0.349< 0.5 (rất thấp, chưa đạt điều kiện đề ra ban đầu).
Stt Thành phần Số
biến
Cronbach’s Alpha
(phải >0.7)
Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất (phải >0.5)
1 Gắn kết bằng cảm xúc 4 0.851 0.669
2 Gắn kết bằng hành vi 4 0.815 0.593
3 Gắn kết vì cảm thấy khan hiếm việc làm 4 0.804 0.349
4 Gắn kết bằng thái độ 4 0.861 0.656
Bảng 2-3: Tóm tắt kiểm định Cronbach’s Alpha sơ bộ cho các thành phần của thang đo Meyer
Kết quả kiểm định cũng cho thấy nếu biến này được loại bỏ, ta sẽ có Cronbach’s Alpha của nhóm đạt 0.864 cao hơn Cronbach’s Alpha lúc còn đủ 4 biến (là 0.804). Do đó biến C5 này cần phải được loại bỏ khỏi nhóm. Ở bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo, ta sẽ củng cố việc quyết định loại bỏ biến C5 này là thật sự là hợp lý hay chưa
(vui lòng xem chi tiết ở Phụ lục 10).
2.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)
Ở bước kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha trên, ta đã phát hiện một số biến quan sát (R4 và C5) có hệ số tương quan biến-tổng thấp. Ta sẽ thực sự đi đến việc quyết định loại bỏ các biến này trong bước tiếp theo.
Ở bước tiếp đến, ta cần nhận diện xem những biến quan sát nào thuộc về một tập hợp biến đo lường cho cùng một yếu tố đại diện nào đó hay không. Trong 2 thang đo PSQ và Meyer, xét về mặt kế thừa lý thuyết đi trước, ta đã xác định được mỗi thành phần trong thang đo đã bao gồm những biến quan sát nào. Tuy nhiên trong điều kiện áp dụng tại Việt Nam có thể vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt. Vì thế ta cần tiếp tục tiến hành bước phân tích nhân tố khám phá để nhận diện lại các yếu tố thành phần trên cùng với các biến
quan sát liên quan.
2.4.1 Tóm tắt các điều kiện trong đánh giá EFA
Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn để kiểm tra độ phù hợp của mô hình như sau:
-Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett phải ≤ 0.05.
-Thứ hai, theo Anderson & Gerbing (1988), thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ra từ mô hình phải ≥ 50% và các nhân tố trích được đều phải có giá trị điểm dừng Eigenvalue lớn hơn 1 [21].
-Thứ ba, hệ số tải nhân tố (factor loading) phải > 0.5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố cao nhất mà ≤ 0.5 thì sẽ bị loại [6].
-Thứ tư là khác biệt hệ số tải nhân tố cao nhất của một biến quan sát trên nhân tố mà nó đo lường so với các các nhân tố còn lại phải cao chênh lệch ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (nghĩa là phải tải mạnh lên nhân tố mà biến đó đo lường).
Khi phân tích EFA đối với thang đo PSQ và thang đo Meyer, phương pháp Phân tích mô hình thành phần chính (PCA) với phép xoay trực giao Varimax và tiêu chí điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue > 1 được sử dụng để diễn giải kết quả của EFA.
2.4.2 Phân tích EFA cho thang đo PSQ
Thang đo PSQ mà đề tài sử dụng gồm 18 biến nhằm đo lường 4 thành phần: Mức lương, Các phúc lợi, Tăng lương và Cơ chế lương. Qua kết quả kiểm định độ tin cậy sơ bộ thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ở bước trên cho thấy vẫn còn đủ 18 biến đạt độ tin cậy. Các biến này tiếp tục được đưa vào phân tích EFA để kiểm định sơ bộ thang đo.
Kết quả phân tích EFA sơ bộ với phép xoay Varimax ở bảng 2-4 cho ta thấy biến R4 (“Cách thức tổ chức xác định việc tăng lương cho tôi”) có hệ số tải cao nhất trên nhân tố Tăng lương là 0.413 và đồng thời biến này cũng có hệ số tải cao trên nhân tố Cơ chế lương là 0.430. Như vậy biến này vừa vi phạm điều kiện thứ ba (có hệ số tải cao nhất < 0.45) vừa vi phạm điều kiện thứ tư (mức độ chênh lệch cách biệt của hệ số tải cao nhất với các hệ số tải còn lại trên cùng dòng phải > 0.3).
Mã Biến quan sát Các nhân tố trích được 1 2 3 4 L1 Tiền lương thực lãnh sau thuế hàng kỳ của tôi. .784 L2 Mức lương hiện tại hàng kỳ của tôi trong tổ chức này. .846 L3 Toàn bộ thu nhập chính của tôi trong tổ chức này. .795
L4 Kích cỡ gói lương chính của tôi. .660
B1 Tất cả các phúc lợi mà tổ chức này đã dành cho tôi. .776