v. Phương pháp nghiên cứu
1.1.3.1 Giới thiệu nghiên cứu có liên quan
Christian Vandenberghe & Michael Tremblay (2008) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thỏa mãn thù lao đến xu hướng rời bỏ tổ chức thông qua biến trung gian là sự gắn kết với tổ chức. Trong nghiên cứu này, Vandenberghe & Tremblay sử dụng thang đo Thỏa mãn thù lao PSQ của Heneman & Schwab (1985) phối hợp cùng thang đo gắn kết với tổ chức của Meyer và các cộng sự (1993) [18].
Trong nghiên cứu trên, thành phần Continuance Commitment (gắn kết bằng hành vi - CC) được Vandenberghe & Tremblay tách ra thành 2 phần riêng biệt được là “Perceived Sacrifice” (mức độ cảm nhận những hy sinh tổn thất nếu rời bỏ tổ chức) và “Perceived Lack of Alternatives” - LA (mức độ cảm nhận sự khan hiếm các tổ chức tuyển dụng phù hợp sẵn sàng thay thế trên thị trường lao động nếu phải rời bỏ tổ chức). Hai thành phần còn lại là Affective Commitment (gắn kết bằng cảm xúc - AC) và Normative Commitment (gắn kết bằng thái độ - NC) vẫn được giữ nguyên như thang đo Meyer.
Nhóm 1: Tương quan của sự thỏa mãn thù lao với các thành phần của nó: -Mức lương (PL) có tương quan đến sự thỏa mãn thù lao (PS).
-Các phúc lợi (Be) có tương quan đến sự thỏa mãn thù lao (PS). -Tăng lương (PR) có tương quan đến sự thỏa mãn thù lao (PS). -Cơ chế lương (SA) có tương quan đến sự thỏa mãn thù lao (PS).
Nhóm 2: Tương quan của sự thỏa mãn thù lao với sự gắn kết với tổ chức: -Sự thỏa mãn thù lao có tương quan đến gắn kết bằng cảm xúc (AC). -Sự thỏa mãn thù lao có tương quan đến gắn kết bằng thái độ (NC) -Sự thỏa mãn thù lao có tương quan đến gắn kết bằng hành vi (Sac)
-Sự thỏa mãn thù lao có tương quan đến gắn kết vì khan hiếm việc làm (LA)
Nhóm 3: Tương quan giữa gắn kết với tổ chức và xu hưởng thôi việc (không xét)
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên 2 mẫu khảo sát tại Bỉ. Mẫu 1 gồm các trình dược viên (tổng số phiếu khảo sát phát ra là 232) từ các công ty dược phẩm trong nước. Mẫu 2 gồm các nhân viên thuộc mọi cấp bậc (tổng số phiếu khảo sát phát ra là 221) từ các tổ chức khác nhau theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Cách chọn đối tượng khảo sát nói trên nhằm mục đích xác định thử tính đặc thù của một ngành riêng (ngành dược) và xác định tính tổng quát cho nhiều ngành nghề khác nhau khi đưa vào kiểm nghiệm các giả thuyết nêu trên.
Đối tượng khảo sát trong mẫu 2 (gồm các nhân viên thuộc mọi cấp bậc trong các tổ chức khác nhau) là tương tự với đối tượng khảo sát của đề tài. Do đó phần tiếp theo sẽ tóm lược một số kết quả kiểm định chính trên mẫu 2 của Vandenberghe & Michael Tremblay.