0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VNPOST (Trang 52 -52 )

Trong thời gian qua Bưu chính Việt Nam đã chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và cung cấp các dịch vụ bưu chính, đặc biệt là trong quản lý khai thác và phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, tiết kiệm bưu điện… Trong dịch vụ chuyển phát bưu chính, Bưu chính Việt Nam đã sử dụng chương trình phần mềm hỗ trợ nhận gửi, khai thác, quản lý, định vị... cho dịch vụ vụ EMS.

Với mạng bưu cục và điểm phục vụ rộng lớn, mạng vận chuyển rộng lớn, cùng với kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và kinh doanh dịch vụ chuyển phát bưu chính, Bưu chính Việt Nam có những điều kiện và khả năng nhất định trong việc mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là chuyển phát hàng hóa xã hội và cao hơn nữa là dịch vụ Logistics.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

LOGISTICS TẠI TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM

(VNPOST)

3.1 CÁC CĂN CỨ CỦA ĐỀ XUẤT

3.1.1 Định hướng phát triển VNPOST

VNPOST luôn là doanh nghiệp chủ đạo của Việt Nam trong cung cấp các dịch vụ Bưu chính. Không chỉ giới hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính chuyển phát mà còn mở rộng kinh doanh trong các lĩnh vực khác như: tài chính, bảo hiểm, bán lẻ hàng hóa... Có khả năng vươn ra thị trường thế giới và đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn khác. VNPOST luôn cải tiến và ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong khai thác, cung cấp các dịch vụ nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phục vụ các dịch vụ bưu chính công ích và mục tiêu kinh doanh đa dịch vụ. VNPOST phải tiếp tục duy trì vai trò chủ lực của mình: chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ công ích và phát triển các dịch vụ mới đem lại nhiều lợi nhuận góp phần vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.VNPOST phải nâng cao năng lực kinh doanh các dịch vụ bưu chính và các dịch vụ khác, đáp ứng mục tiêu trước mắt là bù đắp được chi phí tiến dần tới kinh doanh có lãi. Đồng thời mở cửa cạnh tranh, lấy khách hàng làm trung tâm phát triển và kinh doanh. Thích ứng với xu hướng hội nhập và cạnh tranh vì thách thức tụt hậu rất có thể xảy ra nếu hoạt động kinh doanh bưu chính và các dịch vụ khác của VNPOST không bắt kịp với những thay đổi của môi trường mới và không có những hành động thích ứng với nó. Từ nay đến năm 2015, VNPOST tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động ổn định theo mô hình mới. Phấn đấu đến năm 2014, VNPOST phải tự lực đạt mục tiêu cân bằng thu chi tổng thể hoạt động bưu chính (cả công ích và kinh doanh); và đi vào kinh doanh có lãi ở giai đoạn sau năm 2013

Theo quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước khoán mức trợ cấp hàng năm cho Bưu chính Việt Nam duy trì hoạt động của mạng Bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ công ích kể từ khi Bưu chính hạch toán độc lập với Viễn thông nhưng chậm nhất là đến năm 2013; Sau đó Bưu chính Việt Nam phải tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng Bưu chính công cộng. Năm 2008, Bưu chính Việt Nam phải tự đảm bảo bù đắp 40% chi phí duy trì hoạt động của mạng Bưu chính công cộng từ các hoạt động kinh doanh khác.

Như vậy, mục tiêu chung của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam là từ nay cho đến năm 2013 khối Bưu chính phải đạt mức cân bằng thu chi và sau năm 2013 kinh doanh có lãi. Đây là mục tiêu rất quan trọng và cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề cho tất cả các đơn vị thành viên trong VNPOST.

Định hướng chung của VNPOST là:

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về sản lượng, doanh thu, giành lại thị phần dịch vụ Bưu chính chuyển phát.

- Dịch vụ mũi nhọn cần chú trọng phát triển là chuyển phát nhanh, Bưu phẩm thương mại (quảng cáo), Datapost, Bưu kiện và Bưu chính ủy thác, PHBC kinh doanh.

- Khách hàng mục tiêu là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, hộ kinh doanh. - Địa bàn mục tiêu là các thành phố, thị xã, khu Công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ thông qua việc tăng sản lượng, tiến tới có lãi.

- Tập trung nguồn lực để củng cố, làm mới lại các dịch vụ hiện có theo định hướng phục vụ khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó tận dụng mạng lưới hiện có để phát triển các dịch vụ mới mà không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất như quảng cáo, mua bán hàng hoá, văn phòng phẩm, chuyển phát quà tặng…

3.1.2 Xu hướng phát triển dịch vụ Logistics

Mặc dù còn một số điểm chưa thống nhất, nhưng nhìn chung các chuyên gia đều đồng ý cho rằng logistic trên thế giới phát triển theo 3 xu hướng chủ đạo:

Thứ nhất, xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics.

Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị logistic là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Xử lý đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, giao hàng, thanh toán và thu hồi hàng hóa mà khách hàng không ưng ý...là những nội dung của lĩnh vực hậu cần trong môi trường thương mại điện tử. Một hệ thống hậu cần hoàn chỉnh, tương thích vói các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại công nghệ thông tin là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử như: hệ thống thông tin quản trị dây truyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến. ..đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh bởi vì thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống Logistics càng hiệu quả.

Thứ hai, phương pháp quản lý Logistics kéo (Pull) ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý Logistics đẩy (Push) theo truyền thống

Quản lý Logistics – hoặc dựa trên Logistics kéo hoặc Logistics đẩy – là rất cần thiết nhằm cắt giảm chi phí. Trong các nền kinh tế dựa trên Logistics đẩy trước đây, cắt giảm chi phí được thực hiện thông qua sự hợp nhất, liên kết của nhiều công ty, sự sắp xếp lại các nhà máy dựa trên sự nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thô và nhân lực rẻ hơn, sự tự động hóa hoặc quá trình tái cơ cấu công nghệ, kỹ thuật trong các nhà máy. Cùng với đó, những sự cải tiến này đã giúp các công ty tăng năng suất lao động và cắt giảm chi phí logistic. Ngày nay, nguồn thu lợi nhuận từ quá trình nâng cấp và cải tiến này đã được thực hiện trên qui mô lớn hơn trong hầu hết các khu vực sản xuất chế tạo. Nền sản xuất dựa trên Logistics kéo đối lập hẳn với cơ chế Logistics đẩy

truyền thống trước đây – đó là cơ chế sản xuất được điều khiển bởi cung (supply - driven) và được dẫn dắt, chỉ đạo theo một kế hoạch sản xuất đã được sắp đặt trước. Trong hệ thống sản xuất điều khiển bởi cung, các thiết bị và sản phẩm hoàn thiện được “đẩy” vào các quá trình sản xuất hoặc chuyển vào các nhà kho lưu trữ theo sự sắp sẵn của công suất máy móc. Rõ ràng, cơ chế sản xuất dựa trên Logistics đẩy không thực tế và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, dẫn đến sự dư thừa và lãng phí. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế “cần kéo” (Logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩm đã được bán hoặc được khách hàng đặt hàng mua. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với việc phân phối các sản phẩm sản xuất. Đây chính là mô hình được điều khiển bởi cầu (demand – driven) nhằm mục tiêu chính là đáp ứng được nhu cầu dự trữ cuối cùng của người tiêu dùng. Trong khi, cơ chế hậu cần “đẩy” hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế hậu cần “kéo” đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. Hơn nữa, sự trao đổi số lượng cầu cần (demand data) bao gồm cá số lượng mua bàn cần thiết sẽ giúp thống nhất hội tụ giữa mức cung của người sản xuất với cầu của người tiêu dùng.

Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến.

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực Logistics cũng vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống Logistics như: Hawlett - Packerd, Spokane Company, Ladner Buiding Products, Favoured Blend Coffee Company, Sun Microsystems, SKF, Procter & Gamble… thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới với hệ thống Logistics toàn cầu như: TNT, DHL, Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, Kuehne & Nagel, Schenker, … Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ Logistics ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến.

3.1.3 Môi trường kinh doanh dịch vụ bưu chính trong tương lai

3.1.3.1 Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Toàn cầu hoá là sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, lao động... cũng như sự mở rộng những quan hệ kinh tế quốc tế như thương mại, đầu tư, vay nợ... ra phạm vi toàn cầu.

Tự do hoá thương mại và đầu tư là quá trình giảm thiểu và đi tới xoá bỏ những hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với hàng hoá, DV và đầu tư giữa các nước. Tự do hoá thương mại thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Toàn cầu hoá dẫn đến tự do hoá thương mại. Tự do hoá thương mại lại thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển nhanh chóng.

Đứng ngoài quá trình hội nhập tức là tự tách mình khỏi trào lưu phát triển chung và bị lạc hậu. Hiện nay, WTO với 135 thành viên (trong số hơn 180 nước thành viên LHQ) điều chỉnh đến 95-98% giá trị thương mại thế giới và đang mở rộng nội dung hoạt động sang các lĩnh vực khác. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006.

Để thích nghi với xu hướng đó, hầu hết các nước đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình theo hướng mở cửa, giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các nhân tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên phạm vi thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nước, nhất là các nước đang phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế...

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung trên thế giới. Đây là xu hướng của nền kinh tế mở, chuyên môn hoá, phân công lao động trên phạm vi toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng được lợi thế so sánh của mình, thực hiện chuyển giao công nghệ, tăng thêm khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội trên cơ sở các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn. Đây chính là lý do mà phần lớn các nước, các tổ chức kinh tế khu vực, thế giới cam kết thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và hội nhập cũng như toàn cầu hoá. Tuy nhiên đây cũng là thách thức lớn lao đối với các nước đang phát triển mà ở đó sức cạnh tranh của nền kinh tế kém.

3.1.3.2 Xu hướng tự do hóa thị trường bưu chính

Bưu chính vốn là lĩnh vực độc quyền của nhà nước để thực hiện đồng thời 2 chức năng vừa kinh doanh, vừa phục vụ. Tuy nhiên, nhiều sức ép buộc nhà nước phải tiến hành tự do hoá thị trường BC, tức là mở cửa thị trường cho các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh tham gia.Áp lực tự do hoá thị trường viễn thông không chỉ đến từ phía các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế mà nó còn đến từ khu vực các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đòi hỏi phải xây dựng một thị trường viễn thông đồng nhất tại châu Âu và đảm bảo môi trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh để người tiêu dùng có hiều cơ hội lựa chọn.

Những bước tự do hoá đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông đã được tiến hành tại Mỹ. Sau Mỹ là Vương quốc Anh, Nhật Bản và các nước trong cộng đồng chung Châu Âu. Tự do hoá đã trở thành một quá trình toàn cầu bao gồm các nước không phụ thuộc vào hệ thống chính trị, mức độ phát triển hệ thống BC và mức sống quốc gia.

Sau đó, xu hướng tự do hoá đã lan sang ngành bưu chính. Quá trình tự do hoá đã chính thức được thúc đẩy tại Đại hội bưu chính lần thứ 20 mang tên “Chương trình hành động Washington”. Tuy nhiên, quá trình tự do hoá bưu chính chậm hơn nhiều so với viễn thông. Lý do là ngành bưu chính được xem như là một tổ chức Nhà nước truyền thống, được Nhà nước bảo trợ; mặt khác, thiếu sự hấp dẫn cho việc đầu tư vào ngành bưu chính.

3.1.3.3 Xu hướng cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường bưu chính

Tự do hoá tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quy mô ngày càng rộng trên thị trường BC-VT. Việt Nam hiện nay đã là thành viên của WTO, do vậy thị trường BC cũng từng bước được mở cửa tự do hoá theo các cam kết về lộ trình hội nhập của Việt Nam. Thị trường bưu chính thu hút nhiều nhà khai thác mới. Trước hết, trong lĩnh vực chuyển phát nhanh có nhiều công ty chuyển phát nhanh quốc tế khổng lồ tham gia như DHL, TNT, AIRBORNE, FEDEX, UPS…Trong nước, các công ty chuyển phát nhanh tư nhân cũng vào cuộc đua. Lĩnh vực phát hành báo chí cũng thu hút nhiều công tytư nhân cạnh tranh.Lĩnh vực chuyển tiền có các ngân hàng và các công ty nước ngoài tham gia như WesternUnion, MoneyGram… Từ cạnh tranh trên thị trường DV BC sẽ dẫn đến cạnh tranh trên thị trường các nguồn lực đầu vào (vốn, lao động, thiết bị, công nghệ.. .) của các doanh nghiệp BC. Như vậy, các doanh nghiệp BC không chỉ đối mặt với cạnh tranh ở thị trường đầu ra, mà còn phải đối mặt với cạnh tranh ở thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Hơn nữa mức độ cạnh tranh ngày càng cao, quy mô ngày càng rộng. Từ chỗ chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, tiến tới phải cạnh tranh với các doanh nghiêp liên doanh và với các doanh nghiệp nước ngoài. Từ chỗ chỉ bị cạnh tranh ở một số DV, tới chỗ bị cạnh tranh ở nhiều loại DV BC. Trong môi trường cạnh tranh, khách hàng ngày càng khó tính, họ đòi hỏi ngày càng cao cả về chất lượng, giá cả và chăm sóc khách hàng. Đây là thách

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VNPOST (Trang 52 -52 )

×